Giá tiêu lại giảm, giải pháp nào cho những vườn “tiêu chết”
Giá tiêu các tỉnh thành ngày hôm nay
Kì vọng ở các hiệp định liệu có thất vọng?
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục đối diện nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã kí kết gần đây như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu.
Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, đối với mặt hàng hồ tiêu, Hiệp định CPTPP có 9 nước cam kết xóa bỏ ngay lập tức thuế quan gồm Australia, New Zealand, Canada, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile, Peru, Nhật Bản.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định hồ tiêu Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khá lớn trong các nước CPTPP, đặc biệt là đối với 3 nước chưa có Hiệp định thương mại nào với Việt Nam là Canada, Mexico và Peru.
Đối với Hiệp định EVFTA, các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hạt tiêu (mã HS 0904) ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đây sẽ là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các nước EU, đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến trước đây có mức thuế từ 5 - 9%.
Với những ưu thế vượt trội nhưng dường như hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa thể "cất cánh". Giá tiêu vẫn giảm từng ngày và không có dấu hiệu hồi phục. Bởi vậy ngành tiêu cần có những định hướng khác trong tương lai.
Vì đâu hồ tiêu… "chết" và giải pháp cứu tiêu.
Theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, những năm trước, hồ tiêu Việt Nam dẫn đầu thế giới về sản lượng và xuất khẩu. Thế nhưng hiện nay, "gió đã đảo chiều", nhiều quốc gia như Brazil, Malaysia, Indonesia… đang trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với ngành hàng hồ tiêu Việt Nam cả về sản lượng lẫn chất lượng.
Năm 2015, châu Âu (nơi nhập 26% sản lượng tiêu của Việt Nam) bắt đầu siết chặt các quy định về chất lượng hồ tiêu nhập khẩu. Một số lô hàng tiêu của doanh nghiệp Việt Nam bị đối tác trả lại, mà nguyên nhân chủ yếu là do không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó một số lô hàng bị tồn dư hoạt chất Carbendazim. Bởi vậy tiêu ngày càng "chết", chết cả về giá và chất lượng.
Muốn cải tiến chất lượng vườn tiêu và nâng cao giá thành sản phẩm, trồng tiêu hữu cơ là một trong những hướng đi bền vững và lâu dài. Theo đó, các kỹ thuật viên của Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã sử dụng các chế phẩm sinh học trị nấm, tiết chất kháng sinh ức chế nấm bệnh và bổ sung dinh dưỡng cho cây, cải thiện độ phì nhiêu của đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí; phá bỏ môi trường khu trú của vi khuẩn và các vi sinh vật gây bệnh; tiêu diệt ấu trùng, côn trùng gây hại ẩn nấp trong đất. Ông Trung - chủ vườn tiêu hơn 6ha ở thôn Đăk Lư, xã Nam Đrang, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông - thông tin: "Sau hơn 1 tháng áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ trên 6ha tiêu, những lá già nhiễm tảo đỏ dần được đào thải, rụng bớt, rễ tơ phát triển nhiều. Cây phục hồi màu xanh rõ rệt. Năng suất tiêu ở năm thứ 2 chuyển đổi sang quy trình hữu cơ đạt khoảng 70-80% so với những vụ trước, đổi lại, giá bán tiêu hữu cơ cao hơn nhiều".
ặc dù hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác hồ tiêu hữu cơ đã thấy rõ, nhưng số hộ triển khai phương pháp này chưa nhiều. Toàn tỉnh Đăk Nông hiện mới có 30 hộ ở huyện Đăk Song thực hiện canh tác hồ tiêu theo hướng hữu cơ, trong đó mới có 5 hộ được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn châu Âu.
"Quy trình canh tác hồ tiêu hữu cơ đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Có tới 800 chất được đưa ra phân tích, kiểm tra. Tuyệt đối không được sử dụng phân bón vô cơ. Các chỉ tiêu hóa lý trong sản phẩm sau khi phân tích chỉ được cho phép có hoặc không. Mỗi sản phẩm sau khi phân tích chỉ cần có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cho dù ở tỷ lệ thấp nhất cũng rớt ngay" - ông Trung chia sẻ.