Giá vật liệu hôm nay 26/7: Giá thép trong nước chững, thép Trung Quốc lại biến động

P.V Thứ ba, ngày 26/07/2022 13:23 PM (GMT+7)
Trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép hôm nay (26/7) giảm xuống mức 3.849 nhân dân tệ/tấn. Hôm nay ghi nhận các thương hiệu thép trong nước chững sau khi giảm giá lần thứ 10 liên tiếp xuống còn quanh mốc 15-16 triệu đồng/tấn...
Bình luận 0

Giá vật liệu hôm nay 26/7: Giá thép giảm trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 26 nhân dân tệ xuống mức 3.849 nhân dân tệ/tấn.

Trong khi đó, giá quặng sắt ngày 25/7 tại Trung Quốc tăng do kỳ vọng kinh tế hồi phục trong quý III và nước này đang hỗ trợ ngành bất động sản trong bối cảnh sóng dừng thanh toán thế chấp của người mua nhà trong các dự án chưa hoàn thành và nhà thầu xây dựng đang lan rộng tại nước này.

Giá quặng 62% Fe nhập khẩu vào miền Bắc Trung Quốc là 103,2 USD/tấn, tăng 1,2% so với cuối tuần trước.

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu thép bán thành phẩm của  nước này giảm 3,1% trong tháng xuống còn 278.000 tấn trong tháng 6.

Nếu tính cả thép thành phẩm, tổng lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 đạt 7,8 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu hải quan. Luỹ kế nửa đầu năm nay, tổng lượng thép xuất khẩu giảm 9% xuống 34 triệu tấn.

Kể từ tháng 6, động lực thị trường đã thay đổi, gây áp lực cho xuất khẩu thép. Các nguồn tin cho biết, xuất khẩu thép Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục có xu hướng giảm đến cuối năm 2022 do nỗ lực kiềm chế lạm phát đã khiến nhu cầu thép ở nước ngoài giảm.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, nước này đang nỗ lực để củng cố sự phục hồi kinh tế. Đặc biệt, trong quý III được xem là giai đoạn quan trọng, đặt ưu tiên vào việc ổn định việc làm và giá cả lên hàng đầu.

Các nhà phân tích cho biết: Thị trường thép đang trông đợi nhiều vào sự phục hồi kinh tế Trung Quốc trong quý III.

Giá vật liệu hôm nay 26/7: Giá thép trong nước chững, thép Trung Quốc lại biến động - Ảnh 1.

Hôm nay ghi nhận các thương hiệu thép trong nước chững sau khi giảm giá lần thứ 10 liên tiếp xuống còn quanh mốc 15-16 triệu đồng/tấn...

Giá vật liệu trong nước hôm nay 26/7

Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (26/7), giá thép trong nước giữ ổn định sau khi doanh nghiệp thép hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến 100.000-250.000 đồng/tấn hôm 22/7. Đợt điều chỉnh này là lần giảm thứ 10 liên tiếp của mặt hàng thép từ ngày 11/5.

Giá vật liệu hôm nay 26/7: Giá thép trong nước chững, thép Trung Quốc lại biến động - Ảnh 2.

Giá thép trong nước giữ ổn định sau khi doanh nghiệp thép hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến 100.000-250.000 đồng/tấn.

Giá vật liệu hôm nay 26/7: Giá thép trong nước chững, thép Trung Quốc lại biến động - Ảnh 3.

Giá thép trong nước giữ ổn định sau khi doanh nghiệp thép hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến 100.000-250.000 đồng/tấn.

Tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 300.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 15,6 triệu đồng/tấn và 16,3 triệu đồng/tấn.

Còn tại miền Nam, Hòa Phát hạ 200.000 đồng/tấn với cả hai dòng thép, hiện thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 lần lượt ở mức 15,7 triệu đồng/tấn và 16,2 triệu đồng/tấn.

Tại miền Trung, giá thép cuộn CB240 giảm 100.000 đồng/tấn xuống còn 15,8 triệu đồng/tấn, còn giá thép D10 CB300 đi ngang ở mức 16,5 triệu đồng/tấn.

Tương tự như Hòa Phát, thép Việt Ý cũng giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn với CB240 và D10 CB300, xuống còn 15,5 triệu đồng/tấn và 16,1 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Đức hạ giá hai loại thép 310.000 đồng/tấn với CB 240 xuống còn 15,5 triệu đồng/tấn và giảm 200.000 đồng/tấn với thép D10 CB300 còn 16,1 triệu đồng/tấn.

Ngoài ra, thương hiệu thép miền Nam giảm 300.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn với thép CB240 và D10 CB300, xuống còn lần lượt 15,9 triệu đồng/tấn và 16,5 triệu đồng/tấn.

Hiệp hội Thép Việt Nam lý giải giá thép xây dựng có 10 đợt giảm liên tiếp do nhu cầu thép giảm trong quý II.

Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thép đi xuống cũng là một yếu tố khiến giá mặt hàng này liên tục điều chỉnh giảm trong hai tháng qua.

Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước. 

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.

Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 bình ổn giá bán ở mức 15.550 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.160 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.550 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.160 đồng/kg.

Thép VAS (Việt Mỹ) không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.300 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.760 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.910 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tạm thời ở mức 15.580 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.040 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 22/7: Thép trong nước lại đồng loạt giảm giá lần thứ 10 - Ảnh 2.

Giá vật liệu hôm nay 26/7

Giá vật liệu hôm nay 22/7: Thép trong nước lại đồng loạt giảm giá lần thứ 10 - Ảnh 3.

Giá vật liệu hôm nay 26/7

Giá vật liệu hôm nay 22/7: Thép trong nước lại đồng loạt giảm giá lần thứ 10 - Ảnh 4.

Giá vật liệu hôm nay 26/7

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.890 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 15.600 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.310 đồng/kg.

Thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.910 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.800 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.100 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 22/7: Thép trong nước lại đồng loạt giảm giá lần thứ 10 - Ảnh 5.

Giá vật liệu hôm nay 26/7

Giá vật liệu hôm nay 22/7: Thép trong nước lại đồng loạt giảm giá lần thứ 10 - Ảnh 6.

Giá vật liệu hôm nay 26/7

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.700 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 15.400 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.660 đồng/kg.

Thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 15.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 15.880 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 22/7: Thép trong nước lại đồng loạt giảm giá lần thứ 10 - Ảnh 7.

Giá vật liệu hôm nay 26/7

Giá vật liệu hôm nay 22/7: Thép trong nước lại đồng loạt giảm giá lần thứ 10 - Ảnh 8.

Giá vật liệu hôm nay 26/7

Thị trường thép trong nước và thế giới dự báo tiếp tục khó khăn bởi cuộc chiến ở Ukraine và lạm phát gia tăng.

Trong quý II, sản lượng thép thô thế giới tiếp tục giảm do giá nguyên liệu giảm mạnh. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia đạt 169,5 triệu tấn trong tháng 5, giảm 3,5%% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, tiếp tục giảm sản lượng trong tháng 5 khi đạt 96,6 triệu tấn, giảm 3,5% so với tháng cùng kỳ năm trước Giá thép Trung Quốc đã liên tục sụt giảm kể từ đầu quý II tới nay. Những nỗ lực của quốc gia này trong chính sách "Zero-Covid" và tăng trưởng kinh tế đang đè nặng lên giá nguyên liệu thô đầu vào gồm than, quặng sắt cũng như nhu cầu tiêu thụ kim loại.

Tại Việt Nam, tình hình sản xuất thép xây dựng có sự phục hồi so với tháng trước và cùng kỳ 2021. Sản lương 6 tháng đầu năm 2022 đạt 6,71 triệu tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, kênh xuất khẩu thép tiếp tục xu hướng chững lại trong những tháng gần đây, đặc biệt trong mảng tôn mạ, với sản lượng hàng tháng thấp hơn khoảng 30% so với mức đỉnh trong quý IV/2021.

VSA dự báo các doanh nghiệp thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và những yếu tố bất ổn trong 6 tháng cuối năm 2022. Hoà Phát dự báo lợi nhuận quý II giảm mạnh, Sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen được dự báo sẽ giảm 12,7%...


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem