Google, Apple, Amazon lại “khó thở” dưới sức ép từ Nhật Bản

19/12/2019 08:20 GMT+7
Hiện tại, cả Apple, Amazon, Google đều đang chịu áp lực bởi luật công khai hợp đồng mới tại Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản đang đưa ra luật yêu cầu công bố hợp đồng mới cho các công ty như Apple, Google và Amazon nhằm ngăn chặn bất kỳ công ty lớn nào lạm dụng sức mạnh thị trường của mình. Cụ thể, Nhật Bản sẽ tăng cường các quy định liên quan đến "platformer" với các công ty công nghệ quốc tế lớn, và đặc biệt là các công ty như Apple, Google, Facebook và Amazon. Các động thái mới nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp lớn cạnh tranh không công bằng so với các công ty nhỏ hơn và công ty địa phương.

Google, Apple, Amazon lại “khó thở” dưới sức ép từ Nhật Bản - Ảnh 1.

Theo Reuters, các công ty giờ đây sẽ được yêu cầu tiết lộ cụ thể tất cả các điều khoản trong hợp đồng của họ với khách hàng. Các hãng này cũng sẽ có nghĩa vụ báo cáo chi tiết về hoạt động của mình cho chính phủ nước này.

Ông Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Kinh tế cho biết: "Chúng tôi muốn đưa luật mới trở nên có hiệu lực để làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên minh bạch, không áp đặt gánh nặng quá mức hoặc cản trở sự đổi mới. Luật mới tạo thành một khuôn khổ cho những platformers để thực hiện các nỗ lực tự trị nhằm duy trì tính minh bạch và công bằng."

Google, Apple, Amazon lại “khó thở” dưới sức ép từ Nhật Bản - Ảnh 2.

Một cửa hàng Apple tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, bên cạnh các yêu cầu hoạt động và công bố hợp đồng mới, quốc gia này cũng đang cập nhật các luật hiện hành với sự giám sát cụ thể hơn. Ủy ban Thương mại Công bằng của Nhật Bản sẽ sửa đổi các hướng dẫn liên quan đến luật chống độc quyền của đất nước. Ủy ban sẽ đánh giá giá trị dữ liệu cá nhân của khách hàng khi đánh giá các vụ sáp nhập được đề xuất.

Tương tự, luật bảo vệ thông tin cá nhân sẽ được sửa đổi để cho phép các cá nhân yêu cầu các công ty ngừng sử dụng dữ liệu của họ. Tin tức này xuất hiện ngay sau khi CEO Apple - Tim Cook kết thúc chuyến thăm tới thành phố Tokyo.

Hồi đầu năm nay, pháp luật Nhật Bản cũng hạn chế các nhà mạng di động bán điện thoại giảm giá. Luật này có tác động lớn nhất đối với Apple vì đa số các nhà mạng thường áp giá khuyến mại cho các mẫu iPhone đắt tiền kèm nhiều chính sách hòa mạng. Có thể thấy, không riêng gì Mỹ và các nước châu Âu, quyền sở hữu dữ liệu cá nhân cũng đang được các quốc gia khác hết sức coi trọng.

Theo Dân Việt
Cùng chuyên mục