Thứ năm, 16/05/2024

HoREA đề nghị sửa luật để "không công nhận quyền sở hữu" với chung cư mini

16/09/2023 8:06 PM (GMT+7)

HoREA nhấn mạnh rằng, chung cư mini chỉ nên cho phép khai thác kinh doanh cho thuê nhà ở và không nên được công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ.

Dữ liệu từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho thấy, tại TP.HCM hiện có khoảng 60.470 khu nhà trọ do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư kinh doanh với khoảng 560.000 phòng trọ cho thuê, giải quyết được chỗ ở cho khoảng 1,4 triệu công nhân, lao động (chưa bao gồm các hộ gia đình dành một vài phòng cho thuê). 

HoREA đề nghị sửa luật để "không công nhận quyền sở hữu" với chung cư mini - Ảnh 1.

Chung cư mini được rao bán rầm rộ. Ảnh: IT

Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của 'chung cư mini' trong việc giải quyết nhà ở cho một lượng lớn người lao động, học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, vấn đề chung cư mini không đảm bảo phòng cháy chữa cháy đã từng được đơn vị này cảnh báo và kiến nghị sửa đổi luật nhiều lần.‏

‏Đơn cử như theo Luật Nhà ở 2014 thì trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ 2 tầng trở lên (mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ 2 căn hộ trở lên theo kiểu khép kín), đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.‏

‏HoREA nhận thấy quy định trên dẫn đã đến tình trạng "khoét lõm", xây dựng tràn lan "chung cư mini" tại các đô thị lớn. Kéo theo đó là nhiều hệ lụy không lường như làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị, tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng của khu vực, gây mất mỹ quan, thiếu các tiện ích, dịch vụ phục vụ cư dân. 

"Năm 2010, UBND TP.HCM đã không chấp thuận một công trình nhà ở riêng lẻ kiểu nhà "chung cư mini', tại đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, theo đề xuất của một Tập đoàn bất động sản hợp tác với một hộ gia đình", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, thông tin.

Đặc biệt, quy định này khiến chung cư mini nở rộ, trở thành "ổ chuột" trên cao, không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. ‏

‏Do đó, HoREA đã từng kiến nghị sửa đổi đổi theo hướng chỉ nên cho phép kinh doanh cho thuê nhà ở đối với loại hình chung cư mini.

Ở khía cạnh khác, liên quan đến tình trạng phát triển tự phát của chung cư mini đã nở rộ vượt ngoài tầm kiểm soát, HoREA cũng kiến nghị cần kiểm soát tình trạng xây dựng phân khúc này. HoREA cho rằng, trong hơn 10 năm qua, nhất là từ năm 2010 đến 2020, đã nở rộ tình trạng khoét lõm xây dựng "chung cư mini", "chung cư hộp diêm", có nhiều tầng, nhiều căn hộ mini tại các đô thị, các quận nội thành. ‏

‏Trong đó, có những công trình nhà "chung cư mini" xây dựng trái phép, sai phép, làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, không đủ điều kiện để được cấp "sổ đỏ" cho người mua, làm phát sinh tranh chấp ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội".‏

‏Qua nghiên cứu, HoREA cũng chỉ ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng nở rộ chung cư mini vượt ngoài tầm kiểm soát.‏

‏Nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ chính những bất cập của các quy định pháp luật về việc phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.‏

‏Nguyên nhân thứ hai là những hạn chế, yếu kém trong công tác thực thi pháp luật của cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là cấp cơ sở.‏

‏Nguyên nhân thứ ba là do các đầu nậu và một số doanh nghiệp liên kết với hộ gia đình, cá nhân và móc nối với một số cán bộ cấp cơ sở để thực hiện các công trình nhà chung cư mini trái phép.‏

‏Vì lẽ đó, khi Nghị định 71/2010/NĐ-CP còn là Dự thảo, Hiệp hội và UBND TP.HCM đã đề nghị không cho phép "phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân", được thiết kế kiểu chung cư mini, có nhiều tầng, nhiều căn hộ tại các đô thị. Tuy nhiên, kiến nghị của hiệp hội thời điểm đó đã không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.

Áp dụng sớm 3 luật quan trọng sẽ tiếp sức cho thị trường bất động sản

Áp dụng sớm 3 luật quan trọng sẽ tiếp sức cho thị trường bất động sản

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), vừa kiến nghị một số giải pháp nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó có áp dụng 3 luật quan trọng sớm 6 tháng.