Kinh doanh LPG mang doanh thu về cho PV GAS 1 tỷ USD trong 6 tháng
Đáng nói, một lĩnh vực kinh doanh là dầu khí mỏ hóa lỏng (LPG) có doanh thu ất cao, trong 6 tháng qua đạt 1,5 triệu tấn, tăng trưởng 38% so với cùng kỳ, doanh thu từ mặt hàng này chiếm 1 tỷ USD, tăng 9.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Cũng tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, theo báo cáo của ông Phạm Văn Phong, Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) PV GAS triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu Brent và các sản phẩm khí LPG, LNG biến động với biên độ lớn, khó dự báo.
Nguồn cung khí nội địa trong 6 tháng đầu năm suy giảm mạnh, chỉ bằng 83% so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt sản lượng khí khu vực Đông Nam bộ giảm sâu, chỉ bằng 77% so với cùng kỳ, với tốc độ suy giảm 23%, gấp đôi so với dự báo từ đầu năm chỉ khoảng từ 10 – 15%.
Tổng sản lượng khí cấp về bờ trong 6 tháng đầu năm 2024 sụt giảm 700 triệu m3 so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng sụt giảm doanh thu 5 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận giảm khoảng gần 1.000 tỷ đồng. Sự thay đổi nhanh của thị trường năng lượng, cùng với cơ chế chính sách cho lĩnh vực công nghiệp khí, đặc biệt là LNG còn đang trong quá trình hoàn thiện.
Theo lãnh đạo của PV GAS, PV GAS đã chính thức đưa công trình Kho LNG Thị Vải vào kinh doanh, đã nhập khẩu 330 triệu m3 khí LNG để phục vụ nhu cầu trong nước; cung cấp 240 triệu m3 khí LNG tái hóa cho các nhà máy điện để sản xuất trên 1,2 tỷ kWh điện, góp phần đảm bảo cung ứng điện trong cao điểm mùa khô, đồng thời đánh dấu cột mốc LNG nhập khẩu lần đầu tiên được sử dụng để sản xuất điện tại Việt Nam, cũng như cung cấp LNG cho các khách hàng công nghiệp.
Lãnh đạo PV GAS cho biết, đang thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh nhằm tận dụng triệt để các lợi thế của Tổng công ty, phù hợp với tình hình thị trường mới và thông lệ kinh doanh quốc tế.
PV GAS đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch quản trị (KHQT) được Tập đoàn giao. Doanh thu toàn PV GAS đạt 64,5 nghìn tỷ đồng, bằng 111% KHQT, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ và xếp thứ 2 trong Tập đoàn. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 6 nghìn tỷ đồng, bằng 129% KHQT và xếp thứ 3 trong Tập đoàn.
Theo lãnh đạo của PV GAS, thời gian tới doanh nghiệp này xác định đầu tư hạ tầng và phát triển kinh doanh LNG (khí tự nhiên hoá lỏng) sẽ là động lực chính của PV GAS.
Tuy nhiên, vị này cho rằng LNG là một lĩnh vực kinh doanh mới tại Việt Nam, các hoạt động kinh doanh LNG phụ thuộc và tuân thủ theo các thông lệ của thị trường thế giới; các cơ chế chính sách liên quan đến LNG tại Việt Nam chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, đòi hỏi cần có các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả chuỗi kinh doanh khí LNG.
Tuy nhiên, TGĐ của PV GAS các cam kết triển khai các giải pháp để phát triển thị trường khí LNG của Chính phủ đề ra, trong đó có việc chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền và tham gia vào quá trình xây dựng các cơ chế chính sách cần thiết cho việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và kinh doanh LNG, đặc biệt đối với việc kinh doanh LNG cho phát điện.
Bên cạnh đó, triển khai Chiến lược phát triển thị trường khí theo đúng định hướng của Tập đoàn, trong đó xây dựng các cơ chế nhằm ưu tiên nguồn khí nội địa cho chế biến; Chuyển đổi mô hình kinh doanh khí của PV GAS theo mô hình kinh doanh tích hợp nhằm tạo lợi thế và cơ chế cho phát triển kinh doanh LNG đối với các khách hàng công nghiệp.
Tập trung nguồn lực, phát triển công tác kinh doanh để làm động lực cho PV GAS, trong đó tiếp tục phát triển kinh doanh LPG/LNG quốc tế, nhằm nâng cao vị thế, bù đắp doanh thu, duy trì tăng trưởng cho PV GAS trong ngắn và trung hạn do sản lượng khí nội địa suy giảm.