Lạng Sơn: Nghiên cứu ứng dụng kéo dài thời gian bảo quản Quýt đặc sản

10/01/2020 06:36 GMT+7
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu ứng dụng công nghệ bảo quản quýt bằng màng bao phủ Chitosan, nhằm kéo dài thời gian bảo quản, nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.

Nhằm đưa ra quy trình bảo quản quả quýt, từ năm 2018 Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học “Ứng dụng màng sinh học chitosan-nano bạc nhằm kéo dài thời gian bảo quản quả Quýt tỉnh Lạng Sơn”. 

Theo đó, trong thời gian nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu quy trình tạo dung dịch Chitosan ứng dụng tiện lợi cho người dân. Triển khai nghiên cứu mô hình bảo quản quả quýt tại xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn trong các điều kiện bảo quản. Tiến hành tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật bảo quản cho người dân địa phương. 

Lạng Sơn: Nghiên cứu ứng dụng kéo dài thời gian bảo quản Quýt đặc sản - Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu quy trình tạo dung dịch Chitosan ứng dụng tiện lợi cho người dân dùng trong bảo quản quýt mà vẫn đảm bảo an toàn.

Với điều kiện tài nguyên đất và khí hậu phù hợp, tỉnh Lạng Sơn đã hình thành nhiều vùng sản xuất Quýt có chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, do quả Quýt có đặc tính thời vụ, vì thế đến mùa quýt, sản lượng quá lớn, thị trường bão hóa, giá trị quýt quá thấp. 

Ông Dương Hữu Đoan, thôn Lân Vi, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn cho biết: Hiện tại vườn nhà ông có khoảng hơn 400 gốc quýt vàng và gần 300 gốc bưởi Diễn. Năm đỉnh điểm nhất gia đình ông thu 10- 15 tấn/vụ quýt, thu nhập hàng trăm triệu đồng. Vườn quýt này chưa phải là sai quả vì cây còn ở tuổi đang phát triển (quýt tơ), phải vài năm nữa cây mới sai đến độ. Tuy nhiên, quýt chín rộ theo thời điểm, trong khoảng thời gian ngắn, sản lượng quýt lại khá lớn nên thường bị thương lái ép giá dẫn tới giá cả không ổn định. 

Lạng Sơn: Nghiên cứu ứng dụng kéo dài thời gian bảo quản Quýt đặc sản - Ảnh 2.

Do đặc tính cây quýt chín rộ vào 1 thời điểm ngắn nên người trồng quýt hay bị thương lái ép giá.

"Quýt chín rộ mà không bán, để vậy trên cây cũng hỏng mà hái về để cũng không được. Do đặc tính của cây quýt là như vậy nên người trồng cũng không biết phải làm sao kéo dài được thời gian bảo quản", ông Đoan băn khoăn.

Nghiên cứu thành công sẽ là tiền đề không chỉ kéo dài được thời gian bảo quản quả Quýt mà còn thân thiện môi trường, giá thành rẻ , an toàn với con người. Góp phần giữ gìn chất lượng và làm tăng hiệu quả kinh tế.

Tuấn Minh
Cùng chuyên mục