Lạng Sơn: Xử lý giảm hạt, nâng cao chất lượng quýt vàng Bắc Sơn

11/12/2019 21:29 GMT+7
Đề tài do Viện Nghiên cứu Rau quả triển khai từ tháng 2018 đến năm 2020 với mục tiêu áp dụng một số biện pháp thâm canh xử lý giảm hạt; đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn của tỉnh Lạng Sơn.

Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp thâm canh xử lý giảm hạt, nâng cao năng suất và chất lượng quýt vàng Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” tại xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn.

Đến nay, nhóm nghiên cứu đã tiến hành ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xử lý giảm hạt quýt; nâng cao chất lượng sản phẩm quýt vàng Bắc Sơn tại thôn Hồng Phong, xã Chiến Thắng và thôn Lân Hát, xã Bắc Sơn; Đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng quýt vàng Bắc Sơn với việc xác định công thức bón phân thích hợp; sử dụng một số phân vi lượng, chất điều tiết sinh trưởng làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả; các biện pháp phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh gây hại,… Kết quả cho thấy, thí nghiệm xử lý giảm hạt cho kết quả khả quan. Vỏ quả quýt sáng bóng, chất lượng được cải thiện,…

Lạng Sơn: Xử lý giảm hạt, nâng cao chất lượng quýt vàng Bắc Sơn - Ảnh 1.

Quýt vàng Bắc Sơn đang đươc quan tâm, nghiêu cứu để nâng cao năng suất và chất lượng của loại trái cây đặc sản này.

Một ngày đầu tháng 12 chúng tôi có cơ hội trải nghiệm một chuyến đi bộ leo đường rừng núi đá để vào thăm lân quýt vàng trĩu quả của gia đình ông Dương Công Sơn - hộ gia đình có tiếng trồng cam ngon nhất vùng Bắc Sơn...

Ông Sơn nói: “Lân quýt này của gia đình đã là lân có đường dễ đi và gần nhất so với nhiều lân khác rồi. Bình thường đi nhanh, quen đường chỉ mất khoảng 15- 20 phút là đến, nhưng nếu không quen leo núi thì chắc phải 30 phút mới đến nơi. Trong vùng này nhiều lân xa hơn nhiều, phải leo núi đá đi cả giờ đồng hồ mới tới lân quýt”. Vườn quýt này hiện cũng đã được trồng mới nhiều, vì cây nào chết là ông lại trồng mới. “Từ đầu mùa năm nay, gia đình tôi đã cắt tỉa bớt mang bán hơn 2 tấn quả nhưng năm nay được mùa, nên hiện vẫn còn khoảng 6 tấn. Theo ông Sơn vài năm trở lại đây thương lái hay chê quýt vàng Bắc Sơn nhiều hạt tuy nhiên quýt trồng trong lân quả sẽ chín vàng, ăn có vị thơm đặc biệt ít hạt hơn trồng ngoài bãi bằng.

Ông Dương Trần Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn cho biết: Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 trong đó có phát triên cây ăn quả, đặc biệt là cây ăn quả có múi (Bưởi, Cam, Quýt), hằng năm UBND huyện Bắc Sơn giao chỉ tiêu cho các xã trồng mới được khoảng 150 ha cây ăn quả các loại, đưa tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt năm lên trên 1.712 ha.

Lạng Sơn: Xử lý giảm hạt, nâng cao chất lượng quýt vàng Bắc Sơn - Ảnh 2.

Quýt vàng Bắc Sơn đang mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người dân.

 Cây Quýt Bắc Sơn là một giống cây trồng đặc trưng của địa phương, là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được trồng từ nhiều năm về trước, sản phẩm Quýt vàng Bắc Sơn có hương vị đặc trưng và đã được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận. Cây thường dược trồng ở nhưng khe núi đá nơi có độ ẩm ổn định để cây trưởng và phát triển, trong những năm gần đây thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nhân dân đã di chuyển cây Quýt từ các khe núi xuống trồn tại các bãi nương bằng phẳng để thuận tiện co việc chăm sóc. Tuy nhiên quả quýt nhiều hạt, xuất hiện nhiều bệnh trên cây gây ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất.

Ông Vi Đình Thiện, Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Bắc Sơn cho biết: Tổng diện tích cây quýt trên địa bàn huyện là 600 ha, diện tích cho sản phẩm là 448ha. Năng suất 55 - 59 tạ/ha, sản lượng 2.600 tấn /năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong tỉnh và một số địa phương lân cận. Giá trị kinh tế thu được: Với năng xuất bình quân 55 - 59 tạ/ha, gián bán bình quân là 15.000 - 20.000đ/kg, giái trị kinh tế thu được bình quân đạt 100.000.000đ/ha doanh thu đạt 35 - 40 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, Quýt vàng Bắc Sơn luôn phải đối mặt với sự biến động về thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng; đối với thị trường tiềm năng, nơi tạo ra giá trị kinh tế cao thì Quýt Bắc Sơn chưa thể tiếp cận được do những yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, minh bạch thông tin từ vườn đến người tiêu dùng.

Từ năm 2016 đã áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đối với cây quýt vàng Bắc Sơn được trên 140 ha tại 02 xã gồm xã Chiến Thắng và xã Vũ Sơn, Đồng Ý, Bắc Sơn triển khai thực hiện mô hình tưới nước nhỏ giọt cho cây quýt cho các xã trên địa bàn huyện được trên 50ha. Năm 2017 huyện Bắc Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm Quýt vàng Bắc Sơn. Năm 2018 được vinh danh thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam. Trong sản xuất Quýt vàng Bắc Sơn người dân đã quan tâm đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và gắn với hoạt động thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm tại các vườn cây ăn quả, kết quả năm 2017, 2018 mỗi năm đã thu hút được trên 20 nghìn lượt khách du lịch gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại thu nhập trên 700 triệu đồng từ du lịch gắn với nông nghiệp.

Đề tài triển khai mở ra cơ hội thay đổi phương thức canh tác truyền thống; nâng cao năng suất, chất lượng quả Quýt vàng Bắc Sơn.

Tuấn Minh
Tags:
Cùng chuyên mục