Liệu đồng USD có còn là một tín hiệu cảnh báo rủi ro?

19/08/2021 07:18 GMT+7
Từ tín hiệu thị trường, ông Bernard Lapointe, chuyên gia phân tích của Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, hiện tượng thường thấy trong 10 – 15 năm qua đó là khi đồng USD mạnh lên, các tài sản rủi ro mạnh hơn, nhưng hiện đã bị phá vỡ nhẹ.

Liệu USD có còn là một tín hiệu cảnh báo rủi ro? – Đó là câu hỏi được ông Bernard Lapointe – Chuyên gia phân tích đến từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt đặt ra tại Góc nhật ký chuyên gia vừa được công ty chứng khoán này phát hành.

Ông Bernard Lapointe cho biết, trong 10-15 năm qua, tỷ giá chéo của đồng (USD)/Yên Nhật (JPY) là "hàn thử biểu" tốt nhất để đo lường mức độ rủi ro trên thị trường tài chính.

Theo đó, khi đồng Yên tăng giá, các tài sản rủi ro có xu hướng mất giá (risk-off) ngược lại khi JPY giảm giá, đồng nghĩa với việc đồng USD mạnh lên (risk-on), các tài sản rủi ro sẽ tăng lên.

Liệu USD có còn là một tín hiệu cảnh báo rủi ro?  - Ảnh 1.

Diễn biến tỷ giá USD/JPY. (Nguồn: VDSC)

Nhìn vào diễn biến của tỷ giá USD/JPY, từ tháng 1/2021 cho đến tháng 4/2021, đồng JPY đã giảm giá so với USD. Mức giảm giá này trùng với mức tăng của chỉ số S&P 500 - một kênh đầu tư rủi ro. Đây vốn đã được coi là hiện tượng thường thấy.

Tuy nhiên, cũng kể từ thời điểm đó, JPY đã dao động trong phạm vi giao dịch từ 108 đến 111 so với USD. Có nghĩa là, trong khoảng hơn 3 tháng trở lại đây, USD đã không thể tăng đáng kể so với đồng JPY, trong khi đó các hàn thử biểu trên thị trường chứng khoán Mỹ như S&P 500 lại liên tiếp lập đỉnh.

Liệu USD có còn là một tín hiệu cảnh báo rủi ro?  - Ảnh 2.

Chỉ số Dollar Index (DXY) - đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) không thể vượt mức 93-93,5 kể từ đầu năm. (Nguồn: VDSC)

Thậm chí, trong phiên giao dịch thứ 3 (13/8), USD phản ứng tiêu cực sau thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của Mỹ chỉ tăng 0,5% sau khi tăng tới 0,9% trong tháng 6, đây là mức tăng CPI hàng tháng thấp nhất trong 15 tháng qua. Trong khi CPI cơ bản tháng 7 cũng chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái (CPI cơ bản tháng 6 tăng 4,5%).

CPI sụt giảm mạnh, khiến các nhà đầu tư cho rằng lạm phát Mỹ tăng mạnh có thể chỉ là nhất thời như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED ) đã từng cảnh báo. Điều này có thể sẽ khiến FED tiếp tục trì hoãn thắt chặt chính sách tiền tệ, qua đó gia tăng sức hấp dẫn đối với các tiền tệ khác như đồng Yên Nhật như một kênh trú ẩn an toàn.

Chỉ số Dollar Index (DXY) - đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) không thể vượt mức 93-93,5 kể từ đầu năm.

Cụ thể, đồng JPY trong phiên này tăng giá 0,7% so với đồng bạc xanh. Tuy nhiên, theo thông thường khi đồng USD suy yếu so với Yên Nhật, các loại tài sản rủi ro như chứng khoán cũng sụt giảm. 

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch này chứng khoán lại tăng giá. Điển hình như S&P 500 đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/8 ở mức cao nhất lịch sử ở mức 4463,9 điểm - vượt đỉnh lịch sử 4.447,7 điểm thiết lập ngày 11/8.

Liệu USD có còn là một tín hiệu cảnh báo rủi ro?  - Ảnh 4.

USD phản ứng tiêu cực nhưng chứng khoán lại tăng giá. (Nguồn: VDSC)

Có thể thấy, diễn biến của cặp tỷ giá USD/ JPY kể từ tháng 4 trở lại đây có sự khác biệt so với hiện tượng thường thấy, khi USD không thể tạo mức cao mới (không thể vượt mức 93-93,5 kể từ đầu năm), trong khi S&P 500 vẫn tích cực đi lên và thiết lập các mốc đỉnh mới. 

Vậy mối quan hệ giữa đồng JPY yếu hơn và các tài sản có rủi ro tăng cao hơn có bị phá vỡ không? - ông Bernard Lapointe đặt vấn đề.

Một đồng tiền khác thường tăng giá so với USD trong giai đoạn rủi ro là Franc Thụy Sĩ. Tương tự như JPY, đồng Franc Thụy Sĩ tăng giá so với USD vào thứ 6 tuần cuối tuần qua khi nhà đầu tư tìm đến Franc Thụy Sĩ như một kênh "trú ẩn an toàn" giống như đồng JPY.

Liệu USD có còn là một tín hiệu cảnh báo rủi ro?  - Ảnh 5.

Diễn biến của đồng EUR so với USD. (Nguồn: VDSC)

Trong khi đó, đồng Euro – không phải là một "hàn thử biểu" đo lường mức độ lo ngại rủi ro, đã đi ngang trong suốt giai đoạn từ tháng 4 đến nay. Tỷ giá EUR/USD hiện đang đứng ở mức 1,7 EUR/USD – mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.

Từ tín hiệu thị trường, ông Bernard Lapointe cho rằng hiện tượng thường thấy trong 10 – 15 năm qua đó là khi đồng USD mạnh lên, các tài sản rủi ro mạnh hơn - hiện đã bị phá vỡ nhẹ. Điều này có thể chỉ là hiện tượng tạm thời song cũng có thể là hệ quả từ sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của tiền điện tử.

H.Anh
Cùng chuyên mục