Loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng do môi trường sống
Những con cá tay trơn (Sympterichthys unipennis) cuối cùng ở vùng biển phía đông nam Úc đã biến mất mãi mãi. Nguyên nhân khiến cá tay trơn tuyệt chủng là do mất môi trường sống, ô nhiễm và tập tục đánh bắt cá.
Cá tay trơn là một trong 14 loài cá tay trơn có vây ngực biến đổi đặc biệt để "đi" trên cát. Loài cá này được phát hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19 trong một cuộc thám hiểm khoa học, nhưng chỉ có một mẫu vật nguyên vẹn thu thập từ chuyến lặn đó.
13 loài cá tay khác đang sinh sống ở vùng biển Australia có kích thước, hình dáng và màu sắc đa dạng. Tất cả chúng đều có vây dọc lưng, đầu nhọn và con mắt nhỏ ở hai bên. Nhưng điều khiến cá tay đặc biệt là chúng không có bong bóng giúp kiểm soát lực nổi.
Thay vào đó, vây trước của chúng có hình dạng dẹt có thể hoạt động như bàn chân, giúp chúng di chuyển trên đáy biển. Cá tay cũng có bộ phận giống ăngten trôi nổi ở đỉnh đầu để lùa mồi bởi chúng không thể bơi.
Theo các nhà nghiên cứu ở tổ chức bảo tồn phi chính phủ Fauna and Flora International, đây là lần đầu tiên một loài cá biển biến mất trên Trái Đất ở thời hiện đại.
Jemina Stuart-Smith - Nghiên cứu sinh ở Viện nghiên cứu Hải dương và Nam Cực, cho biết cá vây tay trơn tuyệt chủng trước khi nhóm có cơ hội nghiên cứu. Do đó, họ chưa biết nhiều về cá vây tay đủ để hiểu rõ vai trò sinh thái và hậu quả khi chúng tuyệt chủng.
Đến nay chỉ có 4 trong số 13 loài cá tay được bắt gặp trong 20 năm qua. Các nhà khoa học tin rằng trong thời gian tới nhiều loài khác có thể sắp tuyệt chủng.