Mua bán Bitcoin ở Việt Nam bị xử phạt thế nào?

03/05/2021 08:00 GMT+7
Nhiều người bỏ tiền đầu tư vào vào Bitcoin nhưng vẫn khá mơ hồ về quy định pháp luật với loại hình đầu tư này. Vậy mua bán Bitcoin ở Việt Nam có phạm pháp?

Bitcoin có được giao dịch tại Việt Nam không?

Hiện nay, Bitcoin được hiểu là tiền ảo, tiền điện tử, không phải là tiền mặt.

Theo khoản 6 điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (Các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng không quy định Bitcoin là một trong các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt).

Mua bán Bitcoin ở Việt Nam bị xử phạt thế nào? - Ảnh 1.

Hiện nay, Bitcoin được hiểu là tiền ảo, tiền điện tử, không phải là tiền mặt.

Khoản 7 điều này quy định phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định nói trên.

Như vậy, Bitcoin (cũng như một số loại tiền ảo khác) không phải là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được pháp luật công nhận. Do đó, việc giao dịch đồng Bitcoin tại Việt Nam là không hợp pháp và tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giao dịch bằng đồng Bitcoin bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ điểm d, khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/12/2019 về vi phạm quy định về hoạt động thanh toán.

“6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Đồng thời, tại  Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như sau:

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:“h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;”

An Vũ
Cùng chuyên mục