Người tiêu dùng "còng lưng" gánh hậu quả thương chiến Úc - Trung

24/04/2021 15:35 GMT+7
Người tiêu dùng sẽ là đối tượng cuối cùng chịu thiệt hại do xung đột thương mại - địa chính trị giữa Trung Quốc và Úc.

Tháng 12 năm ngoái, Úc đã tìm cách giải quyết xung đột kéo dài một năm qua với Trung Quốc bằng cách đệ đơn khiếu nại lên WTO về mức thuế chống bán phá giá lúa mạch lên tới 80,5% mà Bắc Kinh áp lên lúa mạch Úc.

Vào tháng 3 năm nay, Canberra cho biết họ sẽ thúc đẩy quá trình giải quyết bằng cách yêu cầu WTO thành lập một hội đồng giải quyết tranh chấp sau khi không giải quyết được khiếu nại một cách không chính thức với Trung Quốc vào cuối tháng 1.

Trước đó, đầu năm 2020, Bộ Thương mại Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra độc lập nhằm vào lúa mạch xuất xứ Úc để xem liệu có hiện tượng bán phá giá gây thiệt hại cho ngành thực phẩm nước này hay không. Phán quyết cuối cùng chỉ ra rằng lúa mạch nhập khẩu từ Úc đã khiến ngành công nghiệp sản xuất lúa mạch nội địa thiệt hại đáng kể.

Người tiêu dùng "còng lưng" gánh hậu quả thương chiến Úc - Trung - Ảnh 1.

Người tiêu dùng là đối tượng sau cùng "còng lưng" gánh hậu quả thương chiến Úc - Trung

Sau kết luận này, Trung Quốc sẽ đánh thuế 80,5% với lúa mạch nhập khẩu từ Úc. Trong đó, 73,6% là thuế chống bán phá giá và 6,9% là thuế đối kháng. Thuế quan sẽ được áp dụng ngay lập tức với 4 công ty xuất khẩu lúa mạch Úc gồm The Iluka Trust, Kalgan Nominees, JW & JI Mcdonald & Sons và Haycroft Enterprise. Với các công ty khác, thuế quan có hiệu lực từ ngày 19/5. Với các nhà xuất khẩu mới vào thị trường Trung Quốc, những đơn vị không xuất khẩu lúa mạch sang Trung Quốc trong khoảng thời gian Bộ Thương mại tiến hành điều tra, họ có thể nộp đơn kiến nghị gửi lên cơ quan điều tra để được hỗ trợ đánh giá mức thuế xuất khẩu mới.

Mức thuế được công bố vào thời điểm mối quan hệ Úc - Trung Quốc leo thang căng thẳng sau khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch Covid-19, làm dấy lên sự giận dữ của Bắc Kinh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã chỉ trích Úc là “cơ quan ngôn luận của Mỹ”, cáo buộc Mỹ đứng sau xúi giục lời kêu gọi điều tra của nước này.

Bryan Mercurio, giáo sư luật tại Đại học Trung Quốc Hồng Kông nhận định nếu lúa mạch Úc bị hạn chế vào thị trường Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2-5 năm, sẽ rất khó để nó giành lại thị phần dù mức thuế sau đó được dỡ bỏ đi chăng nữa.

, cho biết: “Nếu lúa mạch Úc bị đóng cửa khỏi Trung Quốc trong hai hoặc năm năm, nó thực sự sẽ phải vật lộn để giành lại thị phần của mình”.

Nếu phán quyết sau cùng của WTO có lợi cho Úc, Trung Quốc sẽ phải đảo ngược mức thuế chống bán phá giá. Trong trường hợp phán quyết không kéo dài, thị phần của Úc trên thị trường lúa mạch Trung Quốc mới có tiềm năng phục hồi.

Nếu Bắc Kinh không tuân thủ và Canberra trả đũa thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc - điều mà WTO cho phép, thì chính người tiêu dùng Úc sẽ phải chịu thiệt hại khi giá hàng hóa tiêu dùng hàng ngày sản xuất tại Trung Quốc, chẳng hạn như quần áo, máy tính xách tay và điện thoại, tăng lên đáng kể.

Trước khi căng thẳng nổ ra, hai nước đã cho phép mức thuế quan 0% với nhiều sản phẩm dựa trên Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - Úc.


NTTD
Cùng chuyên mục