Nhu cầu du lịch tại châu Á - Thái Bình Dương bùng nổ trong những năm trở lại đây đã tác động nhiều đến hiệu suất đầu tư khách sạn.
Giá bán khách sạn ở Việt Nam cao hơn vốn dự trù
Theo ghi nhận của Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu JLL, tại thị trường Việt Nam, hoạt động mua bán khách sạn diễn ra khá sôi động trong năm 2019.
Một số giao dịch thành công nổi bật trên thị trường như khu nghỉ dưỡng Ho Tram Grand Strip được bán cho quỹ đầu tư Warburg Pincus; hay tập đoàn Berjaya chuyển nhượng 75% cổ phần của Công ty TPC Nghi Tam Village sở hữu khách sạn Intercontinentalcho nhà đầu tư khách sạn trong nước là Công ty TNHH Phát triển du lịch khách sạn Hà Nội. Berjaya cho biết giao dịch với công ty của của tập đoàn BRG, thuộc sở hữu của đại gia Nguyễn Thị Nga, trị giá hơn53,4 triệu USD.
“Thực tế, giá bán tài sản khách sạn tại Việt Nam hiện cao hơn so với mức vốn đầu tư dự trù của hầu hết nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các quốc gia có mức lãi suất vay nợ doanh nghiệp thấp từ 2% - 4% như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong và Singapore,” bà Võ Quốc Phương Trang, Giám đốc bộ phận tư vấn giao dịch khách sạn của JLL, cho biết.
Cùng với đó, tỷ suất lợi nhuận được ghi nhận sau các thương vụ thành công gần đây tại thị trường Việt Nam rơi vào khoảng 7% - 8%. Mức tỷ suất này hiện thấp hơn so với chi phí vay ở Việt Nam.
Trong khu phần lớn các nhà đầu tư trong nước quan tâm phát triển khách sạn và khu nghỉ dưỡng từ các quỹ đất trống thì các nhà đầu tư nước ngoài lại quan tâm hơn đến các khách sạn đang vận hành với dòng tiền có sẵn.
JLL nhận định, nhu cầu đầu tư mảng khách sạn của các doanh nghiệp Việt lớn dần vài năm trở lại đây. "Các nhàđầu tư trong nước sẵn sàng theo đuổi các thương vụ có giá trị giao dịch lớn, mang lại sự cạnhtranh khá khốc liệt với các nhà đầu tư nước ngoài,” bà Trang cho biết.
Các thị trường đang thu hút dòng tiền là là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Nha Trang.
Các giao dịch trị giá11 tỷ USD
Tình hình giao dịch khách sạn tại Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo JLL, khối lượng giao dịch khách sạn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ tăng từ 25-30% mỗi năm với giá trị lên đến hơn11 tỷ USDtrong năm 2019.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, thị trường đã chứng kiến khoản đầu tư trị giá7,8 tỷ USDtrong khu vực. Chỉ riêng ở Nhật Bản, nhờ một loạt các sự kiện lớn như World Cup bóng bầu dục 2019, Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 và Hội nghị triển lãm quốc tế năm 2025, quốc gia này đã đặt gần3 tỷ USDkhối lượng giao dịch.
Tại Singapore, tháng 9 vừa qua Công ty OUE đã bán tòa nhà căn hộ khách sạn Oakwood Premier OUE Singapore cho một liên doanh Hong Kong với giá209 triệu USD. Gần nhất, khách sạn Andaz Singapore cũng được bán với giá344 triệu USD, trở thành giao dịch khách sạn có giá trị lớn nhất trong lịch sử Singapore.
Năm 2019 được dự báo sẽ là năm giao dịch cao thứ 3 trong thập kỷ qua. Đến nay, chỉ có năm 2017 và 2015 từng vượt qua ngưỡng11 tỷ USD.
Ông Adam Bury, Giám đốc cấp cao bộ phận Tư vấn Khách sạn của JLL nhận định: “Mặc dùmôi trường kinh tế khá thận trọng và phụ thuộc nhiều vào tình hình chính trị, lãi suất trái phiếucó chiều hướng giảm, tuy nhiên, hiệu suất đầu tư khách sạn tại châu Á - Thái Bình Dương lại kháhấp dẫn nhờ vào nhu cầu du lịch bùng nổ”.
“Những yếu tố phát triển về du lịch này sẽ thúc đẩy nhu cầu về lưu trú, đặc biết đối với các nhà đầu tư đang tìm cách tận dụng làn sóng nhu cầu. Nhật Bản là thị trường có hiệu suất hoạt động khách sạn cao hàng đầu trong khu vực và dự báo sẽ đạt mức kỷ lục4 tỷ USDvề khối lượng giao dịch trong năm nay", ông nói thêm.