Quảng Nam: Tín dụng chính sách “điểm tựa” cho người dân Đại Lộc làm kinh tế, thoát nghèo bền vững

30/07/2024 10:55 GMT+7
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024, với nhiều kết quả ấn tượng.

"Điểm tựa" vững chắc cho hộ nghèo phát triển kinh tế

Ông Lê Tấn Hùng – Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đại Lộc cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2024, Phòng giao dịch đã chủ động bám sát Nghị quyết của Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH tỉnh, huyện, chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tiếp tục tham mưu thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương.

UBND huyện đã chuyển vốn nguồn ngân sách địa phương uỷ thác sang NHCSXH trên địa bàn để cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi với số tiền 1.100 triệu đồng, nâng số vốn ngân sách huyện năm 2024 là 5.721 triệu đồng.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách “điểm tựa” cho người dân Đại Lộc làm kinh tế, thoát nghèo bền vững- Ảnh 1.

Toàn cành hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024 của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đại Lộc. Ảnh: T.H.

Đồng thời chủ động tập trung huy động nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Tổng nguồn vốn tín dụng đến 30/6/2024 là 478.096 triệu đồng, tăng 32.384 triệu đồng so với đầu năm. Trong đó, nguồn vốn Trung ương là 362.693 triệu đồng, tăng 12.665 triệu đồng; nguồn vốn huy động qua tổ chức, cá nhân là 73.090 triệu đồng, tăng so với đầu năm 10.453 triệu đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương là 42.313 triệu đồng, tăng 9.265 triệu đồng so với đầu năm.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách “điểm tựa” cho người dân Đại Lộc làm kinh tế, thoát nghèo bền vững- Ảnh 2.

Có vốn ưu đãi tiếp sức, chị Nguyễn Thị Phi Anh ở thôn Tân Hà, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được mô hình trồng nấm các loại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: T.H.

Tổng doanh số cho vay đạt 112.150 triệu đồng với 2.481 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ 79.285 triệu đồng. Tổng dư nợ đến ngày 30/6/2024 đạt 477.721 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 32.865 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7,3%, với 11.003 khách hàng còn dư nợ.

Việc thành lập, quản lý hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), củng cố, kiện toàn Tổ TK&VV, tham gia bình xét cho vay, phối hợp xử lý nợ đến hạn, quá hạn, nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan luôn được thực hiện thường xuyên.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách “điểm tựa” cho người dân Đại Lộc làm kinh tế, thoát nghèo bền vững- Ảnh 3.

Ông Lê Tấn Hùng – Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đại Lộc phát biểu tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024. Ảnh: T.H.

Ông Hùng cho biết thêm, hoạt động ủy thác thông qua Hội đoàn thể 6 tháng đầu năm tiếp tục được duy trì ổn định, các tổ chức hội đã phối hợp cùng với NHCSXH huyện kịp thời chuyển vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tổ chức thực hiện tốt công tác đối chiếu phân loại nợ. Qua đó đánh giá lại chất lượng hoạt động của nguồn vốn tín dụng, phân loại chất lượng tín dụng để có biện pháp hữu hiệu xử lý những trường hợp nợ xấu, nâng cao chất lượng ủy thác.

Đến ngày 30/6/2024, tổng dư nợ ủy thác qua các Hội đoàn thể là 473.262 triệu đồng, tăng 32.541 triệu đồng so với đầu năm, chiếm 99% tổng dư nợ. Tiền gửi tiết kiệm thông qua Tô TK&VV đạt 23.943 triệu đồng.

Tiếp tục tiếp vốn cho đối tượng chính sách

Ông Hùng cho biết, thời gian qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH tiếp tục đầu tư đúng đối tượng và phát huy hiệu quả. Minh chứng rỏ nhất đó là thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đại Lộc giai đoạn 2021-2025 từ 1,97% xuống còn 1,35%; có 2.481 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ an sinh xã hội.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách “điểm tựa” cho người dân Đại Lộc làm kinh tế, thoát nghèo bền vững- Ảnh 4.

Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đại Lộc luôn tận tình hướng dẫn bà con nông dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách nhanh nhất. Ảnh: T.H.

Vốn tín dụng đã tạo việc làm cho 625 lao động, 17 lao động đi xuất khẩu nước ngoài; xây dựng 1.332 công trình nước sạch, công trình vệ sinh; tạo điều kiện cho 8 người chấp hành xong án phạt tù tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để phát triển kinh tế, tái hòa nhập cộng đồng.

Nguồn vốn chính sách đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Đối với kế hoạch quý III/2024, NHCSXH huyện Đại Lộc tiếp tục tham mưu tích cực cho cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn mới.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách “điểm tựa” cho người dân Đại Lộc làm kinh tế, thoát nghèo bền vững- Ảnh 5.

Nguồn vốn chính sách đã tạo điều kiện cho hộ nghèo huyện Đại Lộc phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Ảnh: T.H.

Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng được Trung ương giao năm 2024, đặc biệt là tập trung giải ngân chương trình học sinh – sinh viên đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng. Đồng thời làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn để cho vay quay vòng quý III/2024, nâng cao chất lượng hoạt động tổ vay vốn, chất lượng hoạt động ủy thác, chất lượng giao dịch xã.

Ông Đặng Văn Kỳ – Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện chia sẻ: "Thời gian tới, NHCSXH huyện sẽ tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò trách nhiệm cán bộ địa bàn; nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng Tổ TK&VV, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra; làm tốt công tác giám sát trước khi cho vay; tập trung thu hồi nợ đã đến hạn không để phát sinh.

Đồng thời tăng cường công tác quản lý nguồn vốn cho vay, kiểm tra, giám sát hoạt động tại phiên giao dịch xã nhằm nắm bắt các tồn tại, vướng mắc và có giải pháp khắc phục kịp thời, để nguồn vốn chính sách thực sự là một kênh tín dụng hiệu quả đối với người nghèo trên địa bàn".

Trần Hậu
Cùng chuyên mục