Quảng Nam: Tín dụng chính sách - trụ cột quan trọng giúp người dân Đại Lộc giảm nghèo bền vững

Trần Hậu Thứ tư, ngày 17/01/2024 10:25 AM (GMT+7)
Thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) đã không ngừng phát triển, thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ chuyển tải vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.
Bình luận 0

Chất lượng tín dụng chính sách được giữ vững

Trong năm 2023, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Đại Lộc nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ Ban thường vụ huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo UBND, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện và các tổ chức chính trị - xã hội.

Huyện Đại Lộc có 1 thị trấn Ái Nghĩa và 17 xã, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng đánh bắt thủy sản. Phần lớn đời sống của các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách còn gặp nhiều khó khăn, lao động không có việc làm, nhu cầu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh còn rất lớn. Vì vậy, việc triển khai thực hiện chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện là vô cùng cần thiết.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách - trụ cột quan trọng giúp người dân Đại Lộc giảm nghèo bền vững- Ảnh 1.

Vượt qua những khó khăn, thách thức, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đại Lộc đạt nhiều kết quả ấn tượng trong năm 2023. Ảnh: T.H.

Ông Đặng Văn Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc cho biết: "Trong năm 2023, Phòng giao dịch đã chủ động bám sát chỉ đạo của NHCSXH, của cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách tham gia sản xuất kinh doanh khắc phục khó khăn, đồng thời quản lý an toàn nguồn vốn, giữ vững chất lượng tín dụng".

Quảng Nam: Tín dụng chính sách - trụ cột quan trọng giúp người dân Đại Lộc giảm nghèo bền vững- Ảnh 2.

Ông Lê Tấn Hùng - Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đại Lộc báo cáo kết quả hoạt động tín dụng chính sách tại hội nghị. Ảnh: T.H.

Tổng nguồn vốn là 507.492 triệu đồng, trong đó: nguồn vốn Trung ương là 411.808 triệu đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất là 62.637 triệu đồng; nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương là 33.047 triệu đồng.

Tổng doanh số cho vay là 94.220 triệu đồng, tổng doanh số thu nợ là 53.580 triệu đồng. Tổng dư nợ là 444.856 triệu đồng, tăng 40.224 triệu đồng so với đầu năm 2023, tốc độ tăng 9,94%.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách - trụ cột quan trọng giúp người dân Đại Lộc giảm nghèo bền vững- Ảnh 3.

Vốn tín dụng chính sách trụ cột quan trọng để huyện Đại Lộc (Quảng Nam) giảm nghèo bền vững. Ảnh: T.H.

Ông Kỳ cho biết thêm, bên cạnh việc tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để phục hồi phát triển kinh tế, NHCSXH huyện Đại Lộc thường xuyên thông báo, phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; chủ động phối hợp cùng các Hội đoàn thể tuyên truyền các hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện cho các đối tượng được tiếp cận nguồn vốn để khởi nghiệp, tạo sinh kế, việc làm.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách - trụ cột quan trọng giúp người dân Đại Lộc giảm nghèo bền vững- Ảnh 4.

Được vốn tín dụng chính sách tiếp sức, người dân Đại Lộc mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng trọt đem lại thu nhập ổn định. Ảnh: T.H.

Tiếp tục tuyên truyền huy động tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, tiết kiệm dân cư tại điểm giao dịch xã. Tổng dư nợ ủy thác qua các Hội đoàn thể đến cuối năm 2023 là 440.720 triệu đồng, chiếm 99,1% tổng dư nợ.

Trụ cột quan trọng thoát nghèo bền vững

Ông Lê Tấn Hùng - Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đại Lộc cho biết: Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH tiếp tục được đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả. Trong năm đã có 2.645 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách - trụ cột quan trọng giúp người dân Đại Lộc giảm nghèo bền vững- Ảnh 5.

Cán bộ NHCSXH huyện Đại Lộc luôn tận tình hướng dẫn bà con nông dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách nhanh nhất. Ảnh: T.H.

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần cho 41 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo vay vốn; hỗ trợ, tạo việc làm cho gần 950 lao động, giúp 43 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; giúp gần 120 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng, cải tạo gần 2.952 công trình nước sạch vệ sinh; xây dựng 14 ngôi nhà ở xã hội cho các đối tượng; giúp 1 lao động tái hòa nhập cộng đồng.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách - trụ cột quan trọng giúp người dân Đại Lộc giảm nghèo bền vững- Ảnh 6.

Được vay vốn ưu đãi, anh Nguyễn Yên ở xã Đại Quảng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã mở được xưởng mộc, tự tạo việc làm cho thu nhập cao. Ảnh: T.H.

Xuyên suốt hoạt động tín dụng chính sách trong năm 2023 là duy trì và giữ vững chất lượng tín dụng. Cụ thể, đến ngày 31/12/2023, nợ quá hạn và nợ khoanh là 454 triệu đồng, chiếm 0,1% so với tổng dư nợ.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách - trụ cột quan trọng giúp người dân Đại Lộc giảm nghèo bền vững- Ảnh 7.

Ông Đặng Văn Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc trao giấy khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách. Ảnh: T.H.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách - trụ cột quan trọng giúp người dân Đại Lộc giảm nghèo bền vững- Ảnh 8.

Theo ông Hùng, qua việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã xuất hiện nhiều mô hình, dự án sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống.

Đặc biệt là đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách - trụ cột quan trọng giúp người dân Đại Lộc giảm nghèo bền vững- Ảnh 9.

Dịp này, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đại Lộc đón nhận danh hiệu là "Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" giai đoạn 2019-2023. Ảnh: T.H.

Chia sẻ phương hướng hoạt động tín dụng chính sách huyện Đại Lộc trong năm 2024, ông Hùng cho biết: "Ngân hàng sẽ ưu tiên nâng mức cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; tiếp tục mở rộng tăng trưởng dư nợ đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn nguồn vốn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng để nâng cao hiệu quả vốn vay.

Chú trọng bình xét cho vay, hướng dẫn sử dụng vốn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động ủy thác, xử lý cương quyết các trường hợp nợ quá hạn nhưng chây ỳ. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý chặt chẽ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhằm giúp hộ vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem