Quy định về bồi thường tài sản trên đất người dân cần nắm tránh bị thiệt

Việt Sáng Chủ nhật, ngày 27/02/2022 11:31 AM (GMT+7)
Theo luật sư, việc bồi thường tài sản trên đất được quy định rõ tại Luật Đất đai 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
Bình luận 0

Bạn đọc Lưu Xuân Khá (Ba Vì, Hà Nội) hỏi: Khi nhà nước có nhu cầu thu hồi đất để phục vụ cho nhu cầu chung của cộng đồng thì việc đền bù tài sản của người dân tthực hiện như thế nào? Quy định về bồi thường tài sản trên đất và đền bù về tài sản cố định trên đất ra sao?

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn LS TP Hà Nội đã có những phân tích về quy định về bồi thường tài sản trên đất.

Quy định về bồi thường tài sản trên đất như thế nào? - Ảnh 1.

Quy định về bồi thường tài sản trên đất người dân cần nắm tránh bị thiệt.

Quy định về mức bồi thường tài sản trên đất và hỗ trợ chi phí di chuyển khi bị thu hồi đất

Tài sản trên đất là hợp pháp sẽ được bồi thường theo quy định tại điều 89 Luật Đất đai 2013 như sau:

Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

Ngoài ra, điều 91 Luật Đất đai 2013 quy định bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt. Trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ vận chuyển, lắp đặt.

UBND cấp tỉnh quy định mức bồi thường tại khoản 1 điều này.

Quy định về bồi thường tài sản trên đất?

Tài sản là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là thành quả lao động của con người sau quá trình làm việc làm dài mới có được. Tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự thì sẽ bao gồm những tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản và bất động sản.

Bất động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Bất động sản sẽ bao gồm đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất, tài sản khác gắn liền với đất đai nhà công trình xây dựng và tài sản khác theo quy định.

Như vậy, bồi thường tài sản trên đất chính là những loại tài sản thuộc bất động sản trên ngoại trừ đất đai.

Người dân cần chú ý các quy định về bồi thường tài sản trên đất, cụ thể:

Thứ nhất là nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất.

Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với mức tài sản vị thiệt hại do việc thu hồi đất

Thứ hai là bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

Thứ ba là bồi thường tài sản đối với cây trồng và vật nuôi trên đất.

Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.

Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường. Tức là thời điểm thu hồi đất rơi trúng thời điểm thủy sản đã có thể thu hoạch và mang lại giá trị cao nhất, do đó trường hợp này nhà nước không cần phải đền bù.

Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm. Trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra.

Mức bồi thường cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định dựa theo tình hình thực tế của giá thị trường tại thời điểm đó.

Thứ tư là bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất.

Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ di chuyển, lắp đặt. Trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.

UBND cấp tỉnh quy định mức bồi thường đối với trường hợp nêu trên dựa trên giá thị trường, hoặc chi phí tháo dỡ, di chuyển thực tế của người dân.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem