Sự bành trướng của các đại gia công nghệ Mỹ khiến nhiều quốc gia phản ứng

24/02/2020 15:32 GMT+7
Sự bành trướng và tác động kinh tế - chính trị quá lớn của các đại gia công nghệ Mỹ đang khiến những quốc gia khác phản ứng. Ít nhất 27 quốc gia đang lên kế hoạch đánh thuế công nghệ, dẫn đầu là Pháp; EU muốn các cá nhân thắt chặt kiểm soát dữ liệu của chính mình.

Vào năm 2018, một từ mới xuất hiện từ thung lũng Silicon: “techlash”, nghĩa là rủi ro đến từ sự chống lại của một hay nhiều khách hàng với các công ty công nghệ lớn. Mối đe dọa có thể không thực sự nghiêm trọng, nếu nhìn vào con số tăng trưởng trong 12 tháng vừa qua của 5 công ty công nghệ lớn nhất Mỹ là 52%.

Giá trị cộng hưởng của các đại gia công nghệ Mỹ đã lên đến 21 tỷ tỷ USD, thậm chí gần bằng cả thị trường chứng khoán Đức. 4 trong 5 công ty – Alphabet, Amazon, Apple và Microsoft – có giá trị thị trường khoảng hơn 1 ngàn tỷ. Đứng thứ 5, Facebook được định giá khoảng 620 tỷ USD. Theo các nhà quản lý quỹ đầu tư ở Boson, London và Singapore, không điều gì có thể làm khó các công ty này thậm chí “techlash” hay các cuộc thảo luận chống độc quyền.

"Ông lớn" công nghệ Mỹ: càng lớn càng đối diện nguy cơ - Ảnh 1.

5 đại gia công nghệ lớn nhất nước Mỹ

Nhưng cổ phiếu của các “ông lớn” này đều hàm chứa những rủi ro nhất định, nổi bật nhất là xu hướng bong bóng đầu cơ của giới đầu tư. 5 đại gia công nghệ Mỹ là  Alphabet, Amazon, Apple, Microsoft, Facebook có tổng giá trị thị trường 5,6 ngàn tỷ USD, chiếm 1/5 tổng giá trị của chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ. Lần cuối cùng thị trường Mỹ xuất hiện sự “tập trung giá trị” như vậy là 20 năm trước, trước khi khủng hoảng tài chính kích hoạt chuỗi khủng hoảng liên hoàn trong toàn nền kinh tế. Giá trị thị trường quá lớn của các công ty này cho thấy lợi nhuận của họ sẽ tăng gấp đôi ở thập kỉ tới. Điều này có thể mang lại sức mạnh tập trung về cả kinh tế và chính trị cho các cường quốc như Mỹ.

Thập kỉ 1980 mở đầu cho một giai đoạn công nghệ phát triển vũ bão với sự bùng nổ của linh kiện bán dẫn. Vào những năm 1990, máy tính bàn và internet ra đời. Dấu hiệu chững lại chỉ xuất hiện vào năm 2018, khi thị trường smartphone phẳng lặng vì thương chiến Mỹ Trung và scandal về dữ liệu của Facebook kích hoạt mối lo với quyền riêng tư của người dùng. Nhưng nhiều chuyên gia nhận định, những khó khăn trước mắt có thể không phải vấn để lớn với các ông lớn công nghệ. Trên thực tế, với các công ty công nghệ lớn, giá trị của họ được gây dựng trên nền tảng vững chắc. Theo Buttonwood, tổng dòng tiền đầu tư cho 5 đại gia công nghệ lớn nhất nước Mỹ đạt tới 178 vạn tỷ USD.

Người tiêu dùng nói rằng họ quan tâm đến tính riêng tư, nhưng không muốn phải chi trả để có được điều này. Từ cuối năm 2018, số người dùng các dịch vụ của Facebook (Instagram, Messenger và Whatsapp) tăng 11% lên đến 2,3 tỷ người bất chấp các bê bối lộ dữ liệu. Cả 5 đại gia công nghệ phải chịu mức phạt do bê bối thuế, bảo mật riêng tư và cạnh tranh không lành mạnh, nhưng mức phạt thậm chí ít hơn 1% so với giá trị thị trường của chúng, hoàn toàn không đáng kể. Softbank và các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn nhận định khó có thể mở rộng thị trường hay cạnh tranh với mạng lưới của những gã khổng lồ công nghệ.

Trong khi đó, cơ hội mở rộng và phát triển của các đại gia công nghệ này vẫn rộng mở. Theo The Economist, phần lớn nền kinh tế chưa được số hóa. Chỉ 1/10 các công ty bán lẻ có cửa hàng online, và 1/5 lượng công việc hiện nay dùng tiện ích Cloud của Amazon và Microsoft. Các đại gia công nghệ đang mở rộng hoạt động toàn cầu, điều này mang lại nhiều cơ hội bành trướng tại các nền kinh tế mới nổi. 

Vấn đề đặt ra là nếu các đại gia công nghệ phát triển hơn và “vươn bàn tay” đến những hạng mục khác từ chăm sóc sức khỏe cho đến nông nghiệp, nguy cơ về bảo mật dữ liệu người dùng có thể tăng mạnh.

Hiện 5 đại gia công nghệ Mỹ cung cấp việc làm cho khoảng 1,2 triệu người. Đây cũng đồng thời là những nhà đầu tư lớn nhất Mỹ với mức đầu tư 200 tỷ USD một năm. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các công ty này với nền chính trị đã cho thấy sự tiêu cực nhất định, nhất là mạng xã hội có thể tác động vào kết quả bầu cử như những gì Đảng Dân chủ lên án về sự đắc cử của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump.

Sự bành trướng và tác động kinh tế - chính trị quá lớn của các đại gia công nghệ Mỹ đang khiến những quốc gia khác phản ứng. Trung Quốc không muốn lệ thuộc vào thung lũng Silicon, thay vào đó là kế hoạch “tự lực tự cường” nhiều ngành công nghệ quan trọng như sản xuất linh kiện điện tử, trí tuệ nhân tạo, hàng không vũ trụ.... Ít nhất 27 quốc gia đang lên kế hoạch đánh thuế công nghệ, dẫn đầu là Pháp. EU muốn các cá nhân thắt chặt kiểm soát dữ liệu của chính mình, dù điều này đòi hỏi nhiều năm để có thể tạo nên hệ thống kiểm soát cho người dùng.

Vân Anh
Cùng chuyên mục