Tesla của tỷ phú Elon Musk đang tạo bước ngoặt thế kỷ cho ngành công nghiệp ô tô điện

21/12/2020 19:09 GMT+7
Tesla đã biến năm 2020 thành năm đánh dấu bước chuyển mình của ngành công nghiệp ô tô Mỹ sang xu hướng xe điện năng lượng sạch.
Tesla của tỷ phú Elon Musk đang tạo bước ngoặt thế kỷ cho ngành công nghiệp ô tô điện - Ảnh 1.

Tesla của tỷ phú Elon Musk đang tạo bước ngoặt thế kỷ cho ngành công nghiệp ô tô điện

Vốn hóa thị trường của Tesla đã tăng lên hơn 600 tỷ USD sau khi cổ phiếu hãng này tăng hơn 663% trong năm nay, qua đó đưa công ty khởi nghiệp xe điện của tỷ phú Elon Musk trở thành doanh nghiệp có giá trị hơn cả 5 tập đoàn sản xuất xe bán chạy nhất toàn cầu cộng lại.

Tất cả những dấu hiệu như sự tăng kỷ lục của cổ phiếu Tesla đều đang chỉ ra rằng năm 2021 tiếp theo sẽ là năm mà ngành công nghiệp ô tô tăng tốc chuyển dịch sang sản xuất ô tô điện - một bước ngoặt mang tính lịch sử. Trong cùng lúc đó, hàng loạt quỹ đầu tư và nhà bảo vệ môi trường đang gây áp lực lên các tập đoàn sản xuất ô tô vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Ngày càng có nhiều bằng chứng để dự báo rằng sự thống trị kéo dài hàng thế kỷ của động cơ đốt trong ICE rồi sẽ đến ngày tàn trong khoảng một thập kỷ tiếp theo.

Từ London cho đến California, các nhà hoạch định chính sách cũng đang thiết lập kế hoạch loại bỏ dần những phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, sớm nhất vào năm 2030. Áp lực từ việc cắt giảm khí thải nhà kính do biến đổi khí hậu đang làm suy yếu đáng kể nguồn đầu tư mới vào những nhà máy động cơ đốt trong. Dù rằng, điều này đe dọa hàng nghìn nhà máy sản xuất ở nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản…

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu cũng chịu sức ép lớn từ cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, khi các lệnh phong tỏa quốc gia và cách ly tại nhà làm giảm đáng kể nhu cầu di chuyển, khiến các đơn hàng mua ô tô giảm mạnh. Nhưng sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc đã tạo động lực đầu tư vào ngành mạnh mẽ. 

2020 cũng là năm đầu tiên mà các CEO trong ngành như Giám đốc điều hành General Motors  Mary Barra bắt đầu theo chân Tesla, cho rằng chi phí sản xuất pin xe điện có thể sắp được tối ưu ngang bằng công nghệ đốt trong. Tuy nhiên, điểm mấu chốt nhất là liệu người tiêu dùng, đặc biệt là ở Mỹ, đã sẵn sàng nói lời tạm biệt với kỷ nguyên xe chạy bằng nhiên liệu xăng hay chưa.

Thống kê cho thấy cho đến nay, các dòng xe bán chạy nhất ở Mỹ vẫn là xe bán tải cỡ lớn sử dụng nhiên liệu xăng dầu. Nhu cầu với các dòng xe này đã giúp các nhà sản xuất ô tô ở Detroit phục hồi trở lại sau đợt đóng cửa đầu năm nay. Để kích thích nhu cầu xe điện, các nhà sản xuất xe điện cần đưa ra được các mẫu xe phù hợp với chi phí tương đương xe động cơ đốt trong từ năm 2023, trích nhận định của các nhà phân tích ô tô tờ Bernstein.

Công ty tư vấn IHS Markit dự báo rằng sản lượng bán xe toàn cầu sẽ không phục hồi về mức trước đại dịch cho đến ít nhất năm 2023. 

Đại dịch cũng nâng tầm quan trọng của Trung Quốc trong chuỗi giá trị và tương lai ngành công nghiệp ô tô khi quốc gia này trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên kiểm soát thành công đại dịch. Sự phục hồi nhanh chóng cũng giúp Trung Quốc khuếch đại sức hút đầu tư vào thị trường ngành công nghiệp ô tô khổng lồ nội địa, bất chấp hàng loạt căng thẳng địa chính trị.

Áp lực giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ đang thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chuyển sang đầu tư vào cá loại xe chạy bằng pin điện và hybrid. Điều này thúc đẩy các cơ sở nghiên cứu thiết kế và kỹ thuật chuyển từ những trung tâm truyền thống ở Nagoya, Wolfsburg và Detroit sang Trung Quốc. Tesla mới đây cũng tuyên bố sẽ thành lập một trung tâm R&D quy mô tại Trung Quốc.

Ông Ola Kaellenius, Giám đốc điều hành Daimler AG hồi tháng 10 thẳng thắn cho hay việc chuyển hoạt động sản xuất sẽ tùy thuộc vào tiềm năng thị trường. “Năm ngoái, chúng tôi bán được khoảng 700.000 xe du lịch ở Trung Quốc. Thị trường lớn thứ hai là Mỹ với doanh số khoảng 320.000-330.000 xe”.


NTTD
Cùng chuyên mục