Trung gian thanh toán: Từ cuộc đua 'đốt tiền' đến thị trường tiềm năng cho nhà đầu tư nước ngoài
Trong bản báo cáo chuyên sâu mới nhất của FiinGroup có tiêu đề: “Khai phá thị trường trung gian thanh toán tiềm năng của Việt Nam”, FiinGroup cho rằng, việc ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận giao dich điện tử đang thúc đẩy thị trường dịch vụ trung gian thanh toán (IPS) trở nên phổ biến. Số lượng giao dịch và giá trị giao dịch qua ví điện tử liên tục đạt mức tăng trưởng hai con số với tốc độ CAGR lần lượt là 80,4% và 83,5% trong giai đoạn 2018 - 2023.
Mặc dù tăng trưởng mạnh mẽ, các công ty IPS vẫn phải đối mặt với thách thức là khoản chi phí đáng kể cho các chương trình khuyến mãi nhằm duy trì lòng trung thành của khách hàng, dẫn đến lợi nhuận âm cho những công ty đi đầu.
Thị trường đông đúc với 50 nhà cung cấp, nhưng chưa bị tắc nghẽn do sự tiêu hao khách hàng và sự tập trung thị trường xung quanh những người chơi lớn, đặc biệt là ba gã khổng lồ là Momo, ShopeePay và VNPay.
FiinGroup cũng cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thâm nhập thị trường Việt Nam bằng cách mua cổ phần của các công ty hoạt động lâu đời có cơ sở người dùng tích cực, đồng thời khuyên nhà đầu tư nên cân nhắc những thách thức khi thành lập tổ chức IPS 100% vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm thủ tục cấp phép kéo dài và những nỗ lực cần thiết để xây dựng kết nối ngân hàng địa phương. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được công ty này khuyến cáo là nên lưu ý đến các quy định liên tục phát triển, đặc biệt khi khung pháp lý cho lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số vẫn chưa được giải quyết.
Dịch vụ trung gian thanh toán bùng nổ trong thời đại kỹ thuật số
Sự trỗi dậy của nền kinh tế số đã thúc đẩy việc sử dụng thanh toán số và vai trò của các tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán phi ngân hàng (intermediary payment service - gọi tắt là IPS) tại Việt Nam. Tính đến tháng 6/2023, số lượng nhà cung cấp dịch vụ IPS đã tăng lên 50 công ty, phản ánh sức hấp dẫn của thị trường trước các sáng kiến thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính toàn diện của chính phủ. Ngoài ra, sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng từ kênh ngoại tuyến sang kênh trực tuyến là rõ ràng, với giá trị giao dịch qua kênh internet và di động trong 9 tháng của năm 2023 tăng lần lượt khoảng 10,7% và 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ sở người dùng IPS đã liên tục phát triển với mức tăng trưởng hai con số, đạt 36 triệu ví điện tử đang hoạt động vào cuối năm 2023. Xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục tồn tại, đạt 50 triệu người dùng hoạt động vào năm 2024. Khối lượng giao dịch qua ví điện tử cũng quan sát thấy con đường tăng trưởng liên tục với tốc độ CAGR là 83,5% trong giai đoạn 2018-2023.
Thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất lớn nhờ tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán di động.
Tỷ lệ thuê bao điện thoại thông minh ước tính đạt 73,5% vào năm 2022, tương đương 72,46 triệu người và dự báo sẽ đạt 82,17 vào năm 2025, báo hiệu một thị trường đầy hứa hẹn để khám phá.
Cuộc đua "đốt tiền" để tranh giành khách hàng
Bất chấp những con số tăng trưởng ấn tượng, các nhà cung cấp IPS vẫn chưa thoát khỏi cuộc đua đốt vốn để nắm bắt và giữ chân khách hàng. Nhiều người dùng thể hiện rõ sự yêu thích đối với thanh toán bằng ví điện tử, với lý do chính là các khoản giảm giá và phiếu thưởng hấp dẫn mà họ nhận được. Người dùng có xu hướng thiên về các chương trình khuyến mãi sau đó thường sẽ chuyển sang nhà cung cấp khác. Điều này đòi hỏi các ví điện tử và cổng thanh toán phải nỗ lực quảng bá và chạy các chương trình khuyến mại liên tục, dẫn đến gánh nặng chi phí rất lớn.
Do đó, những công ty hàng đầu với cơ sở hàng triệu người dùng như Momo hay ShopPay vẫn đang tiếp tục chịu lỗ lớn, bất chấp doanh thu thuần tăng trưởng liên tục.
Thị trường có những 50 nhà cung cấp dịch vụ, thế nhưng hiện tại lại đang bị thống trị bởi 3 gã khổng lồ Momo, VNPay và ShopPay. Mỗi nhà cung cấp IPS này đã dần dần xây dựng ưu điểm độc đáo (USP) của mình trong một số phân khúc nhất định, nhường chỗ cho những người mới tham gia.
Ví điện tử hàng đầu Momo cho thấy tham vọng trở thành siêu ứng dụng bằng cách chủ động đa dạng hóa các đối tác liên kết và dòng dịch vụ thông qua M&A và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp hoặc công ty khác. Mới đây, kỳ lân này đã mua lại công ty chứng khoán CVS, để lấn sân sang lĩnh vực đầu tư.
Trong khi đó, ShopeePay khai thác thế mạnh hợp tác thương mại điện tử, còn VNPay lại tập trung vào thế mạnh cốt lõi là cổng thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ địa phương và mạng lưới đối tác toàn quốc.
Hiện những công ty lớn như Momo, VNPay, Zalo Pay, Shopee Pay cùng với một số công ty nhỏ hơn có giấy phép hoạt động đang thống trị thị trường, nhưng phải đối mặt với thách thức trong hoạt động hiệu quả. Tình hình này tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu và đầu tư vào thị trường.
Thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài
Các quy định hiện hành không cho thấy hạn chế nào về sự tham gia của vốn nước ngoài trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Mặc dù việc thành lập tổ chức IPS 100% vốn đầu tư nước ngoài có thể đặt ra những thách thức trong việc xây dựng mối liên hệ với các ngân hàng trong nước và thủ tục kéo dài để có được giấy phép, cách tiếp cận phù hợp nhất để các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam là thông qua việc mua cổ phần của các ngân hàng hoạt động lâu đời.
Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng mua cổ phần của các nhà cung cấp IPS trong nước. Ví dụ: NTT Data mua lại 64% Payoo vào năm 2011, UTC Investment mua 64,99% VNPT EPAY vào tháng 5/2017.
Cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ IPS dự kiến sẽ chuyển trọng tâm từ khuyến mãi sang tiến bộ công nghệ, hệ sinh thái toàn diện, trải nghiệm khách hàng và đa dạng hóa nguồn doanh thu thông qua các dịch vụ tài chính bổ sung.
Nhiều nhà cung cấp đã thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực cho vay kỹ thuật số. Tuy nhiên, quy định của Việt Nam là cấm các tổ chức phi ngân hàng trực tiếp cho vay. Do đó, các nhà cung cấp IPS đã pải lựa chọn các thỏa thuận hợp tác với ngân hàng hoặc công ty tài chính (FinCos) để tạo điều kiện cho các khoản vay tiêu dùng trên nền tảng của họ.
Dự thảo Nghị định 101 hướng tới thanh toán không dùng tiền mặt hỗ trợ tài chính toàn diện được kỳ vọng sẽ đưa ra khung pháp lý rõ ràng hơn, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi ngân hàng.