Việt Nam là nguồn cung số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc, nhưng xuất khẩu lại đang rất buồn

26/02/2022 13:56 GMT+7
Trung Quốc tăng nhập khẩu hạt điều từ tất cả các nguồn cung chính. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, Việt Nam hiện là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho Trung Quốc.

Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm 

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu hạt điều của thị trường này năm 2021 đạt 203,55 triệu USD, tăng 22,1% so với năm 2020.

Việt Nam là nguồn cung số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc, nhưng xuất khẩu lại đang rất buồn - Ảnh 1.

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc, nhưng xuất khẩu lại đang rất buồn - Ảnh 2.

Việt Nam là nguồn cung số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc, nhưng xuất khẩu lại đang rất buồn.

Về cơ cấu nguồn cung, năm 2021, Trung Quốc tăng nhập khẩu hạt điều từ tất cả các nguồn cung chính. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, Việt Nam là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho Trung Quốc, kim ngạch đạt 180,16 triệu USD, tăng 21,9% so với năm 2020. 

Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 88,61% năm 2020, xuống 88,51% năm 2021. 

Năm 2021, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Bờ Biển Ngà, tốc độ tăng 414,3% so với năm 2020, đạt 4,81 triệu USD. Thị phần hạt điều của Bờ Biển Ngà trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 0,56% năm 2020 lên 2,36% năm 2021. 

Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ các thị trường Myanmar, Benanh. Tuy nhiên, trị giá nhập khẩu hạt điều từ các thị trường trên vẫn ở mức thấp.

Việt Nam là nguồn cung số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc, nhưng xuất khẩu lại đang rất buồn - Ảnh 3.

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc (*) Ghi chú HS 080131 Hạt điều tươi hoặc khô, nguyên vỏ; HS 080132 Hạt điều tươi hoặc khô, đã tách vỏ

Mặc dù Việt Nam là nguồn cung số 1 mặt hàng hạt điều cho Trung Quốc, nhưng xuất khẩu mặt hàng này tháng 1 lại rất buồn.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tháng 01/2022 đạt 40,18 nghìn tấn, trị giá 238,48 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với tháng 12/2021, giảm 11,3% về lượng và giảm 10,9% về trị giá so với tháng 01/2021.

Việt Nam là nguồn cung số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc, nhưng xuất khẩu lại đang rất buồn - Ảnh 4.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tháng 01/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt điều ở mức 5.934 USD/tấn, giảm 3,6% so với tháng 12/2021, nhưng tăng 0,5% so với tháng 01/2021. 

So với tháng 12/2021, giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang nhiều thị trường chính giảm, ngoại trừ Trung Quốc (tăng 1,8%); Anh (tăng 0,6%); Canada (tăng 26,7%). 

So với tháng 01/2021, giá xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Trung Quốc (giảm 10,3%); Úc (giảm 4,6%); Canada (giảm 22,3%); Ấn Độ (giảm 41,4%). 

Thị trường xuất khẩu: Tháng 01/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang nhiều thị trường chính giảm so với tháng 12/2021, trong khi xuất khẩu sang một số thị trường vẫn tăng như: Đức, Úc, Nga, Ấn Độ. 

So với tháng 01/2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang nhiều thị trường chính giảm, ngoại trừ Hoa Kỳ, Đức, Úc, Anh, Ấn Độ.

Việt Nam là nguồn cung số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc, nhưng xuất khẩu lại đang rất buồn - Ảnh 5.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Đối mặt với những thách thức...

Ngành điều đang đặt nhiều kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu trong năm 2022, đặc biệt là ở thị trường Trung Quốc. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc chiếm khoảng gần 90% năm 2021 và dự báo năm 2022 con số này vẫn ở mức tương đương.

Đáng chú ý, trong vài năm trở lại đây, các loại hạt đã trở thành một thành phần chính trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc. Thậm chí, để thực hiện chính sách y tế quốc gia, Trung Quốc còn cho ra đời một bản "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc". Bản hướng dẫn này nhấn mạnh đến việc tiêu thụ các loại hạt hàng ngày.

"Nhập khẩu hạt điều của Trung Quốc tăng cũng có thể do chiến dịch bán sản phẩm mới "các loại hạt hàng ngày", bao gồm hạt điều đóng gói ăn liền của các nhà sản xuất hạt điều Trung Quốc" – đại diện Bộ Công Thương nhận định. 

Tuy nhiên, xuất khẩu điều sang Trung Quốc năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn do chính sách và chiến lược "Zero Covid" của Trung Quốc. Mới đây, để đảm bảo phòng dịch, Trung Quốc yêu cầu với mặt hàng khô của Việt Nam, bên ngoài bao bì phải được bọc màng nylon, tránh virus xâm nhập. Trong quy trình kiểm soát hàng của phía Trung Quốc sẽ có bước phải phun khử khuẩn hàng nông sản khô, do vậy doanh nghiệp bắt buộc phải đóng gói sản phẩm khô để tránh bị hỏng.

Việt Nam là nguồn cung số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc, nhưng xuất khẩu lại đang rất buồn - Ảnh 6.

Việt Nam đặt mục tiêu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều đạt 3,8 tỷ USD, tăng 200 triệu USD so với 2021. Ảnh: TTXVN

Việt Nam đặt mục tiêu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều đạt 3,8 tỷ USD, tăng 200 triệu USD so với 2021. Tuy nhiên, ngành điều cũng đang phải đối mặt với những thách thức về nguồn nguyên liệu. Theo Bộ NN&PTNT, tổng diện tích điều niên vụ 2019 - 2020 của cả nước đạt 302.500 ha, tăng 5.300 ha; năng suất bình quân 12,1 tạ/ha; sản lượng khoảng 339.800 tấn.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này không đủ để phục vụ chế biến, xuất khẩu nên hàng năm các doanh nghiệp đều phải nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn điều thô làm nguyên liệu chế biến. Nếu như nhiều năm trước, nguồn nguyên liệu điều chủ yếu nhập khẩu từ châu Phi thì nay dịch chuyển nhập về từ Campuchia.

Được biết, theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm trên dưới 80% lượng nhân điều xuất khẩu. Cả nước hiện có 11 sản phẩm hạt điều chế biến đạt chuẩn OCOP thuộc 9 chủ thể sản xuất, trong đó có 5 sản phẩm đạt 4 sao, 6 sản phẩm đạt 3 sao.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục