Châu Âu đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực vì khủng hoảng năng lượng

09/09/2022 15:37 GMT+7
Đợt tăng giá năng lượng vừa qua, đặc biệt là khí gas tự nhiên và giá điện đe doạ đến hoạt đến tính liên tục của chu kỳ sản xuất thực phẩm nông nghiệp, do vậy, khả năng cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng.

Theo Financial Times, nông dân và các nhà chế biến lương thực Châu Âu đã cảnh báo tình thiếu hụt nguồn cung và giá cả sẽ tăng trong năm mùa đông năm nay, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ để bù đắp chi phí năng lượng tăng cao.

Copa-Cogeca, liên minh nông dân và hợp tác xã nông nghiệp ở Liên minh Châu Âu (EU), FoodDrink Europe và PFP, hai trong số các hiệp hội sản xuất thức phẩm lớn nhất khu vực này, cho biết các thành viên bắt đầu phải đóng cửa nhà máy hoặc giảm sản lượng. Một số nhà máy đang kêu gọi chính phủ ưu tiên phân bổ năng lượng để sản xuất.

“Đợt tăng giá năng lượng vừa qua, đặc biệt là khí gas tự nhiên và giá điện đe doạ đến hoạt đến tính liên tục của chu kỳ sản xuất thực phẩm nông nghiệp, do vậy, khả năng cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng”, đại diện của Copa-Cogeca phát biểu tại tại cuộc họp các bộ trưởng năng lượng tại Brussels.

Giá năng lượng tăng mạnh trong năm nay do căng thẳng Nga - Ukraine bùng nổ làm giảm dòng chảy khí đốt sang lục địa này. Điều này dấy lên lo ngại Châu Âu sẽ phải phân bổ sử dụng khí đốt khi nhu cầu tăng cao trong mùa đông.

Ông Pekka Pesonen, Tổng thư ký Copa-Cogeca, cho biết người tiêu dùng Châu Âu có thể phải đối mặt với giá lương thực sẽ còn tăng hơn nữa. Đồng thời, nguồn cung rau quả trong mùa đông này cũng có thể thiếu hụt. Chúng tôi chưa bao giờ phải trải qua điều này trong lịch sử. Không ai có thể lường trước điều này và sẽ gây ra những hậu quả rộng lớn như vậy”.

Năng lượng được sử dụng trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm từ phân bón đến thu hoạch, làm lạnh. Pesonen giải thích ngành sản xuất sữa và bánh mì bị ảnh hưởng lớn bởi quá trình thanh trùng và tạo sữa bột tốn nhiều năng lượng.

Tính đến tháng 7, giá bơ ở EU đã tăng 80%. Giá sữa bột tăng hơn 50% và thịt bò cũng tăng 28%, theo số liệu của Uỷ ban Châu Âu. Những hộ nông dân cho biết chi phí đang tăng nhanh hơn bao giờ hết.

Nhiều nông dân trồng rau quả đã giảm diện tích trồng cho vụ thu hoạch tiếp theo vì chi phí vận hành nhà kính cao hơn nhiều so với số tiền mà họ có thể kiếm được.

Công ty trồng cà chua lớn nhất Thụy Điển, Nordic Greens, cho biết họ sẽ không trồng vụ đồng vì không đủ tiền trang trải chi phí điện. Nhiều nhà kính tại Hà Lan, quốc gia xuất khẩu nông sản lớn thứ hai thế giới về giá trị sau Mỹ, cũng phải ngừng hoạt động.

Alexander Formsma, chuyên gia năng lượng tại Glastuinbouw Nederland, một hiệp hội đại diện cho các nhà sản xuất rau quả trồng trong nhà kính ở Hà Lan, cho biết: “Người tiêu dùng có thể không còn bắt gặp cây cà chua, dưa leo được trồng vào mùa đông bởi các hộ nông dân không đủ khả năng tài chính để trang trải chi phí.

Còn với hộ trồng rau quả ngoài trời dự định sẽ sản xuất ít hơn vì họ không đủ khả năng bảo quản trong kho lạnh và kéo dài thời hạn sử dụng. Ví dụ, những người trồng táo ở Bỉ sẽ có một mùa vụ ngắn hơn nếu không thể bảo quản trái cây của họ.

Bộ trưởng năng lượng các nước EU sẽ thảo luận về một đề xuất yêu cầu các quốc gia thành viên đánh thuế đối với những công ty sản xuất điện bằng khí đốt và các công ty sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Số tiền này có khả năng được dùng để hỗ trợ hoá đơn năng lượng của các hộ gia đình.

Tại Vương quốc Anh, Tân Thủ tướng Liz Truss cam kết chi 100 tỷ bảng Anh để hỗ trợ thanh toán hoá đơn năng lượng của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Sản lượng nông sản được trồng trong các nhà kính  có hệ thông sưởi của Anh như dưa chuột và ớt năm nay được dự báo giảm một nửa so với trung bình các năm do chi phí năng lượng tăng cao.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh
Cùng chuyên mục