Chi phí đồng loạt tăng mạnh, Navico báo lãi ròng giảm 26%, đạt 24 tỷ đồng quý II/2021
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm 40% về ngưỡng 7 tỷ đồng. Phần sụt giảm đến từ lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn giảm từ 7,3 tỷ xuống 5,3 tỷ đồng; lãi chênh lệch phát sinh tỷ giá cũng giảm 1,7 tỷ đồng xuống còn 1 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí tài chính tăng mạnh 42%, lên 31 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay khi tăng từ 17 tỷ đồng lên 28 tỷ đồng; chi phí bán hàng cũng tăng 137%, đạt 86 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 41%, về mức 7 tỷ đồng.
Giải trình kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh, lãnh đạo Navico cho biết, chi phí tài chính và bán hàng tăng là nguyên nhân quan trọng. Trong đó, chi phí bán hàng tăng do phí cước tàu và phí vận chuyển tăng nhiều.
Doanh nghiệp cũng ghi nhận hơn 3 tỷ đồng từ thu bồi thường. Kết thúc quý II/2021, ANV báo lãi ròng 25 tỷ đồng, giảm 34% so với quý II/2020 do chi phí tăng vọt.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, ANV ghi nhận doanh thu đạt 1.780 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. lãi ròng đạt 88 tỷ đồng, tăng 16%.
Năm 2021, ANV đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.900 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 250 tỷ đồng, lần lượt tăng 13% và tăng 4% so với kết quả năm 2020. Qua đó, ANV đã thực hiện được 46% kế hoạch doanh thu và 40% chỉ tiêu lợi nhuận 2021.
Tính tại ngày 30/6/2021, ANV có tổng tài sản đạt 5.043 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi ngân hàng giảm 35% về mức 28 tỷ đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp có 519 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng đến dưới 12 tháng. Tuy nhiên, đều đã được dùng để đảm bảo các khoản vay tại các ngân hàng thương mại.
Hàng tồn kho có hơn 1.920 tỷ đồng. Phần lớn là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang với 1.049 tỷ đồng.
Nợ phải trả của AVN còn hơn 2.622 tỷ đồng. Chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 2.093 tỷ đồng tăng, gần 400 tỷ đồng sau 6 tháng.