Kinh tế Nga có thể đối mặt với nguy cơ vỡ nợ

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 11/03/2022 08:10 AM (GMT+7)
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín cho rằng chiến sự Nga - Ukraine có thể đẩy nền kinh tế Nga vào nguy cơ vỡ nợ. Morgan Stanley cho rằng kinh tế Nga có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 15/4 tới khi 700 triệu USD tiền thanh toán các khoản nợ công đã đến hạn.
Bình luận 0

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn và uy tín nhất trên thế giới) vừa xếp hạng mức tín nhiệm quốc gia Nga ở mức tín nhiệm C (nguy cơ vỡ nợ cực cao). Nguyên nhân Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm C vì cho rằng nền kinh tế Nga đang chịu đựng các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và Châu Âu do chiến sự Nga - Ukraine nổ ra khiến quốc gia này có nguy cơ vỡ nợ cực kỳ cao. 

Kinh tế Nga bị đánh tụt hạng xuống tín nhiệm C vì chiến sự Nga - Ukraine

Cụ thể hôm 9/3, Fitch Ratings đã hạ xếp hạng mức tín nhiệm của Nga xuống mức C "có rủi ro cao", hay liệt kê vào loại các quốc gia có nguy cơ không trả được nợ. Đây tiếp tục là lần thứ hai Fitch Ratings đưa ra cảnh báo tương tự trong tháng này, tất cả cho thấy rằng, "một vụ vỡ nợ công có chủ quyền sắp xảy ra tại Nga".

Hiện tại, các biện pháp trừng phạt ngày càng tăng đối với hàng hóa Nga của các quốc gia nước ngoài, bao gồm lệnh cấm đối với dầu và khí đốt của Nga khiến nhiều khả năng Nga sẽ chọn bỏ qua một số khoản thanh toán sắp tới đối với tổng số nợ công có chủ quyền gần 500 tỷ USD, Fitch Ratings chia sẻ.

Nga có nguy cơ vỡ nợ "sắp xảy ra" khi các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây ngăn chặn khả năng tiếp cận của nước này với đô la và các loại tiền tệ toàn cầu khác để thanh toán, một động thái sẽ có tác động tàn phá nền kinh tế. Ảnh: @AFP.

Nga có nguy cơ vỡ nợ "sắp xảy ra" khi các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây ngăn chặn khả năng tiếp cận của nước này với đô la và các loại tiền tệ toàn cầu khác để thanh toán, một động thái sẽ có tác động tàn phá nền kinh tế. Ảnh: @AFP.

Kể từ sau cuộc chiến sự Nga- Ukraine vào ngày 24/2, các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào  giới tài phiệt Nga đã gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế của quốc gia này. Đồng nội tệ của Nga, giá trị đồng RUB đã giảm xuống 1% trong khi các nhà quản lý EU đang thu giữ các dinh thự và du thuyền của các nhà tài phiệt Nga. Trong khi đó, các tập đoàn lớn của phương Tây đang rút các khoản đầu tư của họ ở Nga, và mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của Nga là dầu và khí đốt có vẻ ngày càng bị cấm cửa ra thị trường bên ngoài.

Hai cơ quan xếp hạng khác gần đây cũng đã hạ bậc tín nhiệm của Nga, cắt xếp hạng của nước này xuống mức rủi ro cao. Tuần trước, Moody đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Nga xuống mức thấp thứ hai, với lý do tác động của các lệnh trừng phạt nhanh chóng và nghiêm khắc của phương Tây. Cơ quan xếp hạng này nêu rõ: "Ở đây có khả năng đáng kể là Nga sẽ bị gián đoạn trong việc trả nợ công có chủ quyền của mình".

"Cuộc chiến sự Nga - Ukraine ngày càng leo thang, việc tăng tốc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga và các hành động không thể đoán trước mà chính phủ đã thực hiện để đáp lại các lệnh trừng phạt đó, theo quan điểm của Moody đã làm suy yếu đáng kể khả năng và sự sẵn sàng của Nga trong việc đảm bảo trả nợ công quốc gia đúng hạn".

Trong khi đó, Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) Global Rating đã hạ xếp hạng nợ công của Nga xuống xuống mức cực thấp "CCC-" vào tuần trước. Mức "CCC-" cho thấy khả năng vỡ nợ cao hơn "BB" và phải phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, tài chính để có thể hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính. Xếp hạng này đặt mức độ tín nhiệm của Nga xuống ngang bằng với các quốc gia Angola, Bosnia, Kyrgyzstan, Moldova, Mông Cổ, Nicaragua, Niger và Pakistan.

Việc hạ mức tín nhiệm là tín hiệu cho các nhà đầu tư tránh xa Nga, kẻo họ vướng vào các lệnh trừng phạt đang mở rộng hoặc nhấn chìm tiền vào những tài sản đang giảm giá trị từng ngày. Nhưng một vụ vỡ nợ, mà các nhà phân tích bắt đầu coi là không thể tránh khỏi của Nga có thể gây ra những hậu quả sâu rộng hơn nhiều, khiến những người cho vay phải lao vào tìm kiếm mặt bằng tài chính cao, và tháo chạy khỏi các thị trường quốc tế đang phát triển dựa vào các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro.

Các nhà cho vay kinh doanh với Nga thường thực hiện các giao dịch bằng đô la hoặc euro đặc biệt là do nền kinh tế của Moscow đang có nhiều biến động và mới nổi. Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin cho biết chính phủ của ông có thể buộc những người cho vay ở một số quốc gia chỉ chấp nhận tiền Nga. Điện Kremlin cũng đã cấm công dân của mình rút hơn 10.000 USD tiền tệ từ các ngân hàng của quốc gia.

Chiến sự Nga - Ukraine đẩy nền kinh tế Nga vào tình trang "chết đói" và vỡ nợ vào 15/4 tới

Hiện nay, các chuyên gia cho rằng, Nga đang cạn kiệt USD và các loại tiền tệ toàn cầu tiêu chuẩn khác để trả cho các chủ nợ, và việc trang trải các khoản nợ bằng đồng RUB chỉ có thể làm giảm giá trị đồng tiền này bởi vì nó về cơ bản là vô giá trị trên thị trường toàn cầu.

Các biện pháp trừng phạt năng lượng của phương Tây và Mỹ, bao gồm Tổng thống Biden cho biết Hoa Kỳ sẽ ngừng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, và Liên minh châu Âu cho biết họ sẽ cắt giảm 2/3 mức tiêu thụ trong năm nay, lệnh này được ban hành để đáp trả cuộc chiến sự Nga - Ukraine cũng nhằm thúc đẩy nền kinh tế Nga đi vào tình trạng "chết đói".

Ở bên trong nước Nga, một vụ vỡ nợ sẽ đồng nghĩa với khó khăn kinh tế to lớn đối với những người bình thường. Thiếu vốn có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp ồ ạt, với việc chính phủ và các nhà tuyển dụng lớn khác không thể huy động vốn để đáp ứng tiền lương. Tín dụng tiêu dùng sẽ bốc hơi, với việc các ngân hàng Nga bị cắt khỏi hệ thống tài chính quốc tế.

Tổng thống Putin lên nắm quyền vào cuối những năm 1990 sau cuộc khủng hoảng tài chính và tới năm 1998 Nga bị vỡ nợ. Giờ đây, ông ấy có nguy cơ chủ trì những đau khổ kinh tế thậm chí còn cực đoan hơn khi ông theo đuổi cuộc chiến sự Nga - Ukraine.

"Nếu đồng tiền nội tệ giảm giá, theo định nghĩa, điều đó có nghĩa là quốc gia đó không có khả năng trả các khoản nợ bằng đồng tiền của mình". Chris Rupkey, chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty nghiên cứu thị trường FWD Bonds cho biết. "Tiền tệ không mua được bất cứ thứ gì nếu nó không có giá trị gì".

Bộ Tài chính Nga đã phản ứng một cách thách thức trước những lo ngại đó, nói rằng các chủ nợ phương Tây ít có khả năng được trả nợ hơn do các lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, thái độ đó khiến nhiều nhà đầu tư hoài nghi hơn về việc Matxcơva có sẵn sàng trả nợ hay không, và một vụ vỡ nợ sắp tới của Nga gây ra lo ngại rằng một cuộc khủng hoảng tín dụng có thể lan sang các thị trường mới nổi khác.

Người đứng đầu toàn cầu về chiến lược tín dụng có chủ quyền cho thị trường mới nổi của Morgan Stanley đã viết trong một ghi chú nghiên cứu trong tuần này rằng, Nga có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 15/4 tới.

Vụ vỡ nợ 'sắp xảy ra' của Nga sẽ có những tác động khắc nghiệt. Ảnh: @AFP.

Vụ vỡ nợ 'sắp xảy ra' của Nga sẽ có những tác động khắc nghiệt. Ảnh: @AFP.

Còn các nhà phân tích tại JPMorgan lưu ý rằng, Nga có khoảng 700 triệu USD tiền thanh toán các khoản nợ công đến hạn vào tháng 3. Hầu hết các khoản thanh toán này có thời gian gia hạn 30 ngày, có nghĩa là Nga có thể vỡ nợ sớm nhất là vào giữa tháng 4 tới đây.

"Các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Nga đã làm tăng đáng kể khả năng xảy ra vỡ nợ trái phiếu bằng đồng nội tệ RUB của Chính phủ Nga. Việc Mỹ trừng phạt các tổ chức chính phủ Nga, các biện pháp đối phó của Nga nhằm hạn chế thanh toán nước ngoài và sự gián đoạn chuỗi thanh toán là những trở ngại lớn đối với Nga", công ty đầu tư JPMorgan cho biết.

Sự vỡ nợ xảy ra khi một thực thể không thể hoặc sẽ không trả được nợ của mình. Trong trường hợp của Nga, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của nước này, các nhà kinh tế lưu ý.

Thứ nhất, Nga đang nhanh chóng mất khả năng tiếp cận với các dòng tài chính quốc tế. Ngân hàng trung ương Nga đã bị chặn truy cập hàng trăm tỷ USD dự trữ ngoại hối; các ngân hàng quốc doanh phải chịu lệnh trừng phạt và một số ngân hàng tư nhân đã bị cắt khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Những động thái này "gây khó khăn đặc biệt cho các tổ chức tài chính khi tham gia vào các giao dịch quốc tế", Fitch nhận định.

Thứ hai, các thực thể của Nga cũng có thể chọn vỡ nợ, buộc các bên cho vay nước ngoài phải gánh khoản nợ "như một cách trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây", William Jackson, trưởng nhóm kinh tế thị trường mới nổi tại Capital Economics cho biết trong một báo cáo nghiên cứu. Jackson lưu ý, chính phủ Nga cũng có thể cấm trả các khoản nợ nước ngoài.

Jackson chia sẻ: "Trong khi các cơ quan xếp hạng tập trung vào các khoản nợ do chính phủ Nga nắm giữ thì rủi ro lớn nhất là ở khu vực doanh nghiệp. Hơn một nửa số nợ của Nga khoảng 310 tỷ USD do các tập đoàn nắm giữ. 170 tỷ USD khác do chính phủ, các ngân hàng trung ương và ngân hàng địa phương nắm giữ".

Jackson còn viết: "Những thiệt hại từ việc Nga không trả được nợ nước ngoài sẽ được cảm nhận bởi các nhà đầu tư nước ngoài, chứ không phải các nhà đầu tư Nga. Nhưng cách này vẫn sẽ có những tác động gián tiếp đến nền kinh tế Nga".

Huỳnh Dũng  -Theo Washingtonpost/ Cbsnews

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem