Bộ Tư pháp Mỹ xúc tiến điều tra vụ ngân hàng SVB, nhà đầu tư "rón rén" mua lại cổ phiếu ngân hàng
Các mã chứng khoán của ngân hàng Mỹ bị giảm giá đã dần phục hồi sau phiên giao dịch hôm qua 14/3. Sau đợt bán tháo bắt nguồn từ sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon, các nhà đầu tư đã có động thái săn hàng giá "hời" với hy vọng những nỗ lực củng cố niềm tin của Chính phủ Mỹ sẽ ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn hơn.
Một nguồn tin cho biết, Bộ Tư pháp và Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra song song, theo Wall Street Journal.
Việc SVB đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước 10/3, và 2 ngày sau đó là sự sụp đổ của Ngân hàng Signature có trụ sở tại New York, đã làm sôi động thị trường toàn cầu. Theo đó, buộc Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phải vội vàng đưa ra các đảm bảo rằng hệ thống tài chính an toàn, đồng thời đẩy nhanh các biện pháp khẩn cấp của Hoa Kỳ cho phép các ngân hàng tiếp cận nhiều hơn với nguồn kinh phí.
Những lo ngại về khả năng lây lan đã giảm bớt, nhưng vẫn chưa được xua tan hoàn toàn
Chỉ số biến động VIX, "thước đo mức độ sợ hãi" của Phố Wall, đã đạt gần mức cao nhất trong 6 tháng chỉ sau một đêm. Nhưng cổ phiếu của các ngân hàng khu vực của Mỹ - vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất - đã tăng giá với hy vọng giai đoạn tồi tệ nhất của thị trường đã qua.
Chỉ số ngân hàng khu vực S&P 500 (.SPLRCBNKS) phục hồi 1,4%, những vẫn mất 26% trong 5 phiên vừa qua. First Republic Bank (FRC.N) tăng 27%, trong khi KeyCorp (KEY.N) tăng hơn 7%. Trong số các ngân hàng lớn của Mỹ - nơi có nguồn tin cho biết khách hàng đã chuyển tiền gửi đến trong tuần qua - Citigroup (CN) lấy lại gần 6% và Wells Fargo (WFC.N) tăng thêm 4,6%.
Quỹ đầu cơ Citadel đã củng cố niềm tin vào lĩnh vực ngân hàng bằng cách mua 5,3% cổ phần của Western Alliance Bancorporation (WAL.N), một trong những tổ chức cho vay đang trong lo ngại về sự ảnh hưởng lây lan.
Các ngân hàng cân nhắc về lãi suất
Một cuộc chạy đua dữ dội để định giá lại kỳ vọng lãi suất cũng ảnh hưởng đến thị trường, khi các nhà đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ miễn cưỡng tăng lãi suất vào tuần tới.
Matthew Keator, đối tác quản lý tại công ty quản lý tài sản Keator Group, cho biết: "Một phần của sự ổn định hiện nay là do mọi người cảm thấy Fed dường như có thể rút lui khỏi một số kỳ vọng diều hâu". "Nếu Fed không cẩn thận, họ có thể tạo ra một số cú sốc ngoài ý muốn cho hệ thống."
Tại Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Sherrod Brown kêu gọi Quốc hội ban hành các quy định nhằm tăng cường kiểm tra sức chịu đựng cũng như các tiêu chuẩn về vốn và thanh khoản đối với các ngân hàng, đồng thời cho biết ông hy vọng Fed sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp tới.
Các cơ quan quản lý Mỹ điều tra sự sụp đổ của SVB
Trong khi thị trường đang "điên đảo" vì tác động của SVB, thì các nhà quản lý cũng đã bắt đầu quan tâm về các sự kiện xung quanh sự sụp đổ của ngân hàng này. Một nguồn tin cho biết cuộc điều tra của Bộ Tư pháp đang ở giai đoạn đầu và có thể không dẫn đến các cáo buộc. Hai nguồn thạo tin xác nhận công tác điều tra sẽ xem xét liệu các giám đốc điều hành SVB có bán cổ phiếu trước khi ngân hàng này sụp đổ hay không, truy vết hoạt động tội phạm cũng như tương quan với các khách hàng thuộc lĩnh vực crypto. Tuy nhiên người phát ngôn của SEC, SVB và Bộ Tư pháp từ chối bình luận về vấn đề này.
Cơ quan quản lý tài chính của New York cho biết, quyết định đóng cửa Ngân hàng Signature "không liên quan gì đến tiền điện tử" và thay vào đó là trích dẫn: "Một cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng vào ban lãnh đạo của ngân hàng" sau sự sụp đổ của SVB.
Signature và 3 cựu giám đốc điều hành hàng đầu cũng đã bị kiện vào thứ ba bởi các cổ đông đã cáo buộc ngân hàng lừa đảo. Signature không trả lời các bình luận liên quan vấn đề này.
Bloomberg News đưa tin hôm thứ Ba rằng Apollo Global Management Inc (APO.N) , Blackstone Inc (BX.N) và KKR & Co Inc (KKR.N) đã bày tỏ sự quan tâm đến một sổ các khoản vay do SVB nắm giữ.