Danh mục cổ phiếu biến động nhất hôm nay 28/3: Khối ngoại chi trăm tỷ mua VIX, TPB thu hẹp biên độ giảm
Danh mục cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
Kết phiên hôm nay (28/3), VN-Index giảm 6,35 điểm xuống 1.317,46 điểm. Tại sàn Hà Nội, chỉ số giảm 1,34 điểm còn 238,2 điểm. Sắc đỏ phủ rộng trên toàn thị trường với 446 mã giảm, 307 mã tăng và 29 mã tím trần
Thanh khoản thị trường cải thiện so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch của VN-Index giảm nhẹ về hơn 739,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị đạt 17.084 tỷ đồng. Trong khi đó, khối lượng giao dịch trên HNX-Index tiếp tục đi lùi, đạt 54,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 914,4 tỷ đồng.

Về giao dịch của khối ngoại trên sàn HoSE, nhóm khối ngoại đảo chiều tăng bán ròng lên 427 tỷ đồng. Trong đó, khối này bán nhiều tại các mã PNJ 164 tỷ đồng, VNM 88,92 tỷ đồng, FPT 88,92 tỷ đồng, VCB 60,6 tỷ đồng...
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư ngoại mua nhiều VIX 209,5 tỷ đồng, VND 70,62 tỷ đồng; VHM 46,5 tỷ đồng; VCI 37 tỷ đồng...
Tại HNX, khối ngoại bán ròng khoảng 27 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu PVS và IDC bị bán ròng, tiếp tục dẫn đầu danh mục xả mạnh, lần lượt 21 tỷ đồng và 5,33 tỷ đồng; OCH, VGS và NAG cũng bị bán ròng với giá trị vài trăm tới 4,6 tỷ đồng.
Tại chiều mua, cổ phiếu nhựa NTP được mua nhiều nhất với giá trị gần 3 tỷ đồng, theo sau lần lượt là MBS 2,03 tỷ đồng, TIG 1,32 tỷ đồng, VTZ 1,25 tỷ đồng....
Xét về nhóm ngành, kết thúc phiên, sắc đỏ phủ rộng 16/23 mã ngành trên sàn chứng khoán, mức độ giảm từ 0,1 đến 1,8%. Dẫn đầu là chăm sóc sức khỏe -1,87%; phần mềm 1,73%; năng lượng 1,55%;....
Ở chiều ngược lại, xe và linh kiện tăng mạnh nhất 0,49%; dịch vụ tài chính 0,35%,...
Xét về mức độ ảnh hưởng, VIC, LPB, BSI, VCF, BMP, SSB, KBC,.... là những mã tác động tích đến chỉ số chung khi đóng góp 1,77 điểm tăng. Trong khi đó, VCB, FPT, HPG, VNM... đè nặng, gây áp lực khi lấy đi hơn 5 điểm của chỉ số chung
Đáng chú ý, trong khi nhóm ngân hàng biến động trong biên độ hẹp, chủ yếu giữ sắc đỏ thì cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất phiên 28/3 gọi tên LPB. Đóng cửa phiên giao dịch, LPB của LPBank tăng 1,36% lên 33.450 đồng/cp với hơn 1,4 triệu cổ phiếu được "sang tay". Vốn hóa tiến sát mốc 100.000 tỷ đồng.
Giới tài chính cho rằng, đà tăng đến từ việc LPBank công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 12.168 tỷ đồng, tăng 73% so với năm trước, hoàn thành 116% kế hoạch lợi nhuận đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Kết quả này không chỉ vượt xa các mục tiêu đề ra mà còn đưa LPBank vào nhóm các ngân hàng có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng. Động lực tăng trưởng lợi nhuận đến từ nhiều yếu tố quan trọng, trong đó phải kể đến tăng trưởng thu nhập lãi thuần nhờ vào việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng, tập trung vào phân khúc khách hàng khu vực nông thôn và đô thị loại 2, nơi tiềm năng tăng trưởng vẫn còn nhiều dư địa.
Đặc biệt, những phiên gần đây, mã TPB của TPBank cũng ghi nhận đà hồi phục khi thu hẹp biên độ giảm và nhận được khuyến nghị tích cực từ các chuyên gia, là lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Cập nhật nhanh kết quả kinh doanh ấn tượng trong hai tháng đầu năm 2025 với lợi nhuận gần chạm mức 1.430 tỷ đồng. Theo dự báo, TPBank sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ với lợi nhuận dự kiến đạt 2.100 tỷ đồng vào cuối quý I/2025, tương đương mức tăng trưởng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng thu nhập hoạt động của TPBank tiếp tục có sự bứt phá, đạt hơn 2.800 tỷ đồng trong hai tháng đầu năm và dự kiến sẽ lên đến 4.300 tỷ đồng vào cuối quý I. Con số này không chỉ phản ánh sự mở rộng quy mô hoạt động mạnh mẽ của ngân hàng, mà còn cho thấy khả năng tối ưu hóa hiệu quả thu nhập vượt trội, mở ra cơ hội lớn cho nhà băng này trong tương lai.
Sắp tới, vào ngày 24/4, TPBank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 tại phòng họp Dragon Hall, tầng 12A, tòa nhà DOJI, số 5 Lê Duẩn, Ba Đình, Hà Nội. Cuộc họp sẽ thảo luận về các báo cáo hoạt động năm 2024, kế hoạch năm 2025 của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban điều hành, cùng các vấn đề quan trọng khác.
Dữ liệu cho thấy, top 5 cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh cao nhất phiên hôm nay là VIX 34 triệu đơn vị, SHB 32,4 triệu đơn vị, VND 27,9 triệu đơn vị, SSI 17,6 triệu đơn vị và HPG 17,07 triệu đơn vị.
Ngược lại, top 5 cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh thấp nhất là 100 đơn vị, bao gồm: ABR, CMV, NAV, SC5 và SFG.
Danh mục cổ phiếu tăng mạnh nhất và giảm mạnh nhất
Xét về biến động giá, tại sàn HoSE, các mã VCF, FIT, CDC, DLG, L10, TSC đua nhau đóng trần. Đây là phiên tiếp theo tím trần của VCF, đưa mã này lên 255.100 đồng/cp.
Trong đó, VCF "nổi sóng" ngay khi Vinacafé Biên Hòa tiếp tục gây chú ý với kế hoạch chia cổ tức bằng tiền kỷ lục 480% mệnh giá, dù lợi nhuận năm 2024 chỉ đạt 95% kế hoạch đề ra. Với hơn 26,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty dự kiến chi khoảng 1.275 tỷ đồng cho đợt chia cổ tức này, dù lợi nhuận năm 2024 chỉ đạt 95% kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, phần lớn số tiền này – khoảng 1.260 tỷ đồng sẽ thuộc về công ty mẹ đang nắm giữ 98,79% cổ phần, trong khi cổ đông nhỏ lẻ gần như không đáng kể trong tổng giá trị được chia.
Ở chiều ngược lại, top mã giảm sâu là: SMA -6,86%; TNC -6,86%; TCR -6,69%; YEH -5,57%; YBM -5,38%;....
Tại sàn HNX, các mã tăng kịch biên độ là HTC +9,84% lên 26.800 đồng/cp; QST +9,64% lên 27.300 đồng/cp; SRA +9,37% lên 3.500 đồng/cp; VHL +9,28% lên 10.600 đồng/cp...
Trong khi đó, sàn Hà Nội hôm nay ghi nhận giảm số mã nằm sàn còn 2 mã, bao gồm CX8 và FID.