Giá cà phê tiếp tục biến động trái chiều, thị trường cà phê nội địa lặng sóng

24/04/2023 15:09 GMT+7
Giá cà phê thế giới vẫn xu hướng trái chiều, Robusta tăng, trong khi Arabica tiếp tục giảm trong phiên giao dịch hôm nay. Giá cà phê hôm nay (24/4) tại thị trường trong nước ổn định. Hiện, mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được khảo sát là 51.000 đồng/kg...

Giá cà phê hôm nay 24/4 trong khoảng 50.500 - 51.000 đồng/kg

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động trái chiều. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 5/2023 được ghi nhận tại mức 2.465 USD/tấn sau khi tăng 0,94% (tương đương 23 USD).

Giá cà phê Arabica giao tháng 5/2023 tại New York đạt mức 191,45 US cent/pound sau khi giảm 1,26% (tương đương 2,45 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 14h48 (giờ Việt Nam).

Giá cà phê tiếp tục biến động trái chiều, thị trường cà phê nội địa lặng sóng - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 24/04/2023 lúc 14:48:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê tiếp tục biến động trái chiều, thị trường cà phê nội địa lặng sóng - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 24/04/2023 lúc 14:48:01 (delay 10 phút)

Trước đó, áp lực thiếu hàng giao ngay trước ngày thông báo đầu tiên (FND) đã thúc đẩy xu hướng giá cà phê nhiều phiên tăng tuần qua.

Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng tất cả 54 USD, tức tăng 2,24 %, lên 2.465 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 38 USD, tức tăng 1,62 %, lên 2.344 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Trái lại, thị trường New York có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 0,50 cent, tức giảm 0,26 %, xuống 191,45 cent/lb, trong khi kỳ hạn giao tháng 9 tăng tất cả 0,10 cent, tức tăng 0,05 %, lên 188,60 cent/lb, các mức tăng rất nhẹ. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây Nguyên hôm nay ổn định, dao động trong khoảng 50.500 - 51.000 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 50.500 đồng/kg. Kế đến là hai tỉnh Đắk Nông và Gia Lai với 50.900 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk giao dịch ở mức 51.000 đồng/kg. Đây là mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được ghi nhận. 

Giá cà phê tiếp tục biến động trái chiều, thị trường cà phê nội địa lặng sóng - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây Nguyên hôm nay ổn định, dao động trong khoảng 50.500 - 51.000 đồng/kg.

Nổi bật trong tuần qua là Rabobank dự báo sản lượng cà phê Arabica của Brazil trong niên vụ 2023/2024 chỉ khoảng 42,7 triệu bao, giảm 1,3 triệu bao so với dự đoán trước đó nhưng vẫn tăng 6,4% so với niên vụ trước nhờ thời tiết thuận lợi, trong khi sản lượng Conilon Robusta chỉ tăng nhẹ lên ước đạt 23,3 triệu bao. Lưu ý, Conab sau đợt khảo sát vụ mùa lần thứ I đã đưa ra con số tổng sản lượng cà phê Brazil gần 55 triệu bao các loại.

Như tư vấn – phân tích Safras & Mercados đã đưa ra báo cáo, ước đến nay người Brazil đã bán khoảng 23% sản lượng vụ mùa 2023/2024 sắp thu hoạch, thấp hơn mức 31% đã bán cùng thời điểm của niên vụ trước.

Báo cáo xuất khẩu cà phê Robusta tháng 3 của Việt Nam giảm nhẹ 0,11% so với cùng kỳ năm trước, trong khi báo cáo tồn kho ICE – London vẫn dao động ở nức thấp 3,5 tháng đã thúc đẩy đầu cơ tiếp tục đẩy giá lên cao để bán hàng giao ngay trước ngày thông báo đầu tiên (FND) của sàn London (25/04) cũng đã cận kề.

Tính đến thứ sáu, ngày 21/04, tồn kho cà phê Robusta do ICE – London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng thêm 2.850 tấn, tức tăng 3,84 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 77.050 tấn (tương đương 1.284.167 bao, bao 60 kg).

Giá cà phê nội địa trong quý I tăng khoảng 25% so với thời điểm cuối năm 2022 và tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên khoảng 48.600 - 49.000 đồng/kg.

Nguyên nhân của việc giá cà phê trong nước ở mức cao trong khi xuất khẩu giảm là doanh nghiệp khó khăn trong mua hàng. 

Hiện tại, việc thu hoạch đã hoàn tất tuy nhiên người dân vẫn giữ hàng không bán ra, chờ giá lên cao khiến doanh nghiệp không thể mua.

Cùng lúc, năm nay sức mua của đa số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê yếu do nguồn vốn eo hẹp trong bối cảnh lãi suất khá cao và biến động tỷ thất thường. 

Nguồn tài chính của các doanh nghiệp năm nay không dồi dào như mọi năm dẫn đến tồn kho hàng hoá ở mức thấp. Trong khi đó, giá nội địa hiện vẫn ổn định ở mức cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu không dám ký hợp đồng giao xa do sợ không cân đối được với giá nội địa và giá xuất khẩu. 

Việc rủi ro giá cà phê nước tăng mạnh khiến doanh nghiệp xuất khẩu chịu lỗ đối với các hợp đồng giao xa đã từng xảy ra vào năm ngoái. 

Trong niên vụ cà phê 2021 - 2022, nhiều doanh nghiệp phải chịu cảnh mua giá cao, bán giá thấp đã ảnh hưởng đến lợi nhuận ngay cả khi các con số về xuất khẩu cà phê chung cả nước đạt kỷ lục. 

Ngoài ra, thời điểm hiện tại các doanh nghiệp FDI với lợi thế về nguồn tiền dồi dào nên đã gom hàng từ trước đợi khi nào doanh nghiệp Việt Nam thiếu hàng thì bán ra. Hiện tượng này cũng đã xảy ra ở niên vụ 2021 - 2022. Nếu như niên vụ 2021 - 2022, tình trạng thiếu hàng chỉ xảy ra ở trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 thì niên vụ năm nay (2022 - 2023), tình trạng này xảy ra ngay từ 2 tháng đầu năm. Do đó, các doanh nghiệp không ký hợp đồng nhiều. Các doanh nghiệp FDI có nguồn tài chính dồi dào đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Dự báo đà tăng giá cà phê trong thời gian tới sẽ còn tiếp diễn nhờ ảnh hưởng bởi giá cà phê thế giới. Tuy nhiên, đà tăng này có thể chững lại do giá cà phê thế giới có thể chạm ở ngưỡng cản như đã phân tích ở trên. 

Bên cạnh đó, có thể thấy nhu cầu cà phê trong ngắn hạn đang khá yếu. Điều này khó tạo động lực tăng giá trong ngắn hạn. 

Đối với việc xuất khẩu, tình trạng găm hàng vẫn diễn ra trong khi giá nội địa ở mức cao, nhu cầu ở thị trường nước ngoài thấp. Điều này tạo rủi ro cho các công ty xuất khẩu. Do đó, các đơn hàng ký kết cho những tháng tới cũng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tâm lý dè dặt của doanh nghiệp vẫn còn. 

Về dài hạn, một số doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng nhu cầu hạt cà phê trong năm nay sẽ phục hồi, thậm chí cao hơn năm 2022. Đặc biệt, nếu thị trường Brazil tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết xấu thì giá sẽ có thể bằng với cao của năm ngoái thậm chí hơn. Chiến lược của các nhà mua lớn là bắt đầu gom hàng ngay từ đầu vụ. Hiện tại nguồn cung Arabica ở Việt Nam gần như đã được mua hết.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục