Giá cao su hôm nay 17/6: Tăng giảm trái chiều tại thị trường châu Á

17/06/2022 17:14 GMT+7
Giá cao su hôm nay 17/6 biến động trái chiều. Giá cao su Nhật Bản tăng mạnh trong khi giá tại Trung Quốc tiếp tục giảm...

Giá cao su hôm nay 17/6 biến động trái chiều

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2022 ghi nhận mức 251,0 yen/kg, tăng 0,88% (tương đương 2,2 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 16h42 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2022 đứng tại mức 12.725 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,20%, giảm 25 nhân dân tệ/tấn. Giá cao su Thượng Hải hôm nay tiếp tục giảm nhẹ ở các kỳ hạn tháng 8, 9, 10, 11 ở mức gần 1%, giảm từ 15-25 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su hôm nay 17/6: Tăng giảm trái chiều tại thị trường châu Á - Ảnh 1.

Giá cao su hôm nay 17/6: Tăng giảm trái chiều tại thị trường châu Á - Ảnh 2.

Cập nhật lúc: 17/06/2022 lúc 16:42:01

Giá cao su hôm nay 17/6: Tăng giảm trái chiều tại thị trường châu Á - Ảnh 3.

Cập nhật lúc: 17/06/2022 lúc 16:42:01

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 5, Việt Nam xuất khẩu được 114.150 tấn cao su, trị giá gần 195 triệu USD, tăng 45,7% về lượng và tăng 37,8% về trị giá so với tháng 4.

So với tháng 5/2021 tăng hơn 38% về lượng và tăng hơn 36% về trị giá. Đây là tháng thứ ba liên tiếp xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ nắm ngoái

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 599.430 tấn, trị giá 1,05 tỷ USD, tăng gần 9% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cao su hôm nay 17/6: Tăng giảm trái chiều tại thị trường châu Á - Ảnh 4.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2020 - 2022 (ĐVT: nghìn tấn). (Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam/Bộ Công Thương)

Trong tháng 5, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.707 USD/tấn, giảm 5,5% so với tháng 4 và giảm 1,5% so với tháng 5/2021.

Cũng trong thời gian này, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 67,2% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 76.750 tấn, trị giá gần 124,6 triệu USD, tăng hơn 68% về lượng và tăng 57,7% về trị giá so với tháng 4; so với tháng 5/2021 tăng 47,2% về lượng và tăng 44,8% về trị giá.

Giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 5 sang Trung Quốc ở mức 1.623 USD/tấn, giảm hơn 6% so với tháng trước và giảm 1,6% so với tháng 5/2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 402.640 tấn cao su, trị giá 686,75 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 13,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, xuất khẩu cao su sang một số thị trường chủ chốt tiếp tục tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đáng chú ý như: Ấn Độ, Đức, Pakistan, Nga, Indonesia, Brazil, Hà Lan, Peru…

Được biết, sáng 17/6, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã: GVR) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) với 90 cổ đông tham dự, đại diện cho hơn 3,8 tỷ cổ phần, chiếm 97% số cổ phần có quyền biểu quyết. Đại hội kết thúc với tất cả tờ trình được thông qua.

Năm 2022, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu và thu nhập khác 29.700 tỷ đồng, tăng 4,79% so với thực hiện cả năm 2021. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.340 tỷ đồng, tương đương với thực hiện năm 2021. Tuy nhiên, tại đại hội, ông Trần Công Kha, Chủ tịch HĐQT cho biết tập đoàn sẽ cố gắng đạt mức tăng trưởng 5-10%/năm.

Giá cao su hôm nay 17/6: Tăng giảm trái chiều tại thị trường châu Á - Ảnh 5.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của GVR

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, cho năm 2021, công ty dự kiến chia với tỷ lệ 4,1% bằng tiền mặt, tức khoảng 1.640 tỷ đồng, thấp hơn so với 6% công bố hồi ĐHĐCĐ năm 2021.

Cho năm 2022, GVR dự kiến dành 2.000 tỷ đồng trả cổ tức tức tương đương khoảng 5% vốn điều lệ.

Về tình hình chung của ngành cao su, năm 2022 được dự báo là một năm tiếp tục đầy khó khăn, thách thức. Đầu tiên, lĩnh vực cao su là ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất tập đoàn, giá mủ tuy có tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn ở mức thấp.

Ở lĩnh vực gỗ, sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt. Lĩnh vực bất động sản của tập đoàn gặp khó khăn về việc phát triển khu công nghiệp (KCN), cơ chế thuê đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng chưa thuận lợi.

Ngoài ra, rủi ro dịch bệnh Covid-19, xung đột quân sự Nga và Ukraine khiến lạm phát tăng cao, tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tập đoàn trong năm 2022.

Về nhiệm vụ chính của năm 2022, đầu tiên, GVR dự kiến hoàn thành việc trình và phê duyệt tăng vốn điều lệ cho các công ty TNHH MTV cao su.

GVR cũng dự kiến hoàn thành đề án tái cơ cấu toàn diện tập đoàn sau cổ phần hóa, trọng tâm là thoái vốn đầu tư ngoài ngành, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và phát triển các khu công nghiệp trên đất cao su.

Từ đầu tháng 6/2022 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước ổn định. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 305-345 đồng/độ mủ, ổn định so với cuối tháng 5/2022.

Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa được giữ ở mức 340 đồng/độ TSC. Giá mủ cao su tại Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 300-310 đồng/độ TSC, ổn định so với cuối tháng 5/2022.

 

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục