Giá nông sản hôm nay (14/6): Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, cà phê đi ngang

14/06/2021 07:36 GMT+7
Giá nông sản hôm nay (14/6) ghi nhận, giá cà phê thị trường trong nước phiên đầu tuần đi ngang so với cuối tuần qua, giao dịch trong khoảng 33.400 - 34.300 đồng/kg. Giá tiêu trong nước cao nhất 72.000 đồng/kg.

Cập nhật giá nông sản hôm nay: Cà phê đi ngang

Giá cà phê thị trường trong nước phiên đầu tuần đi ngang so với cuối tuần qua, giao dịch trong khoảng 33.400 - 34.300 đồng/kg.

Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay 14/6 được thu mua với mức 33.400 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 34.300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 34.200 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 34.200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 34.100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Giá nông sản hôm nay (14/6): Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, cà phê đi ngang - Ảnh 1.

Giá cà phê thị trường trong nước phiên đầu tuần đi ngang so với cuối tuần qua, giao dịch trong khoảng 33.400 - 34.300 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 34.100 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 34.200 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 34.100 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê điều chỉnh trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2021 được ghi nhận tại mức 1.592 USD/tấn sau khi tăng 0,44% (tương đương 7 USD).

Giá cà phê Arabica giao tháng 7/2021 tại New York đạt mức 157,45 US cent/pound, giảm 0,79% (tương đương 1,25 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Đầu tháng 6/2021, giá cà phê robusta tăng. Yếu tố thời tiết không thuận lợi tại Brazil, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam và nhu cầu tiêu thụ dự báo tăng đã tác động tích cực lên giá cà phê robusta, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Theo dự báo của Tổ chức cà phê thế giới (ICO), tiêu thụ cà phê toàn cầu năm 2020 - 2021 có thể tăng lên tới 167,564 triệu bao. Điều này làm giảm thặng dư cà phê thế giới xuống còn 2,02 triệu bao so với mức dự báo 3,286 triệu bao trước đó.

Trong khi đó, giá cà phê arabica giảm sau báo cáo Thương mại tháng 4/2021 của ICO. Theo báo cáo, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 7 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021 tăng 4,1% so với 7 tháng đầu niên vụ 2019 - 2020, đạt 77,53 triệu bao.

Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, thị trường cà phê phái sinh trở lại trái chiều khi đồng Reias suy yếu và người Brazil gia tăng bán phòng hộ hàng vụ mới hiện đang thu hoạch. Thị trường cà phê kỳ hạn đang trong giai đoạn "kinh doanh thời tiết", nên những thông tin về lượng mưa tại các vùng trồng trọng điểm đang ảnh hưởng mạnh lớn đến giá cà phê từng ngày. Điều này thể hiện rõ nhất khi hiện nay Arabica đang phụ thuộc rất nhiều vào thông tin lượng mưa tại Brazil, trong tuần này giá trên sàn New York trồi sụt liên tục.

Thị trường nông sản hôm nay: giá tiêu Việt xuất khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 68.000 - 72.000 đ/kg tại các địa phương.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 68.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (69.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (70.000 đ/kg); Bình Phước (71.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 72.000 đ/kg.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tiêu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 124.000 tấn, trị giá 387 triệu USD, giảm 15,6% về khối lượng nhưng tăng 25,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Đặc biệt, giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 3.039 USD/tấn, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất sau 2 năm giá liên tục đi xuống.

Các thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng qua là Mỹ, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Pakistan với 34,8% thị phần.

Dự báo thời gian tới, tình hình xuất khẩu tiêu sẽ lạc quan hơn, khi giá mặt hàng này tăng nhẹ từ tuần cuối tháng 5 tới trung tuần tháng 6, sau 3 tuần ảm đạm trồi sụt thất thường. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã nhận được đơn hàng, trong bối cảnh nguồn cung cạn dần do vụ thu hoạch tiêu đã kết thúc.

Về tình hình phát triển cây hồ tiêu, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, cây hồ tiêu ở Lâm Đồng bắt đầu được trồng phổ biến tại địa bàn các huyện Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên từ năm 2016 đến nay.

Cụ thể, trong giai đoạn năm 2016 - 2018, diện tích tiêu tăng từ hơn 1.711 ha lên 2.196 ha, trong đó tương ứng với diện tích kinh doanh là 725 ha (hơn 2.130 tấn) và gần 1.480 ha (hơn 4.595 tấn).

Theo thống kê tại các địa phương trong tỉnh, ước niên vụ 2021, diện tích hồ tiêu trên địa bàn còn 1.988,3 ha; trong đó, diện tích kinh doanh hơn 1.941 ha, tổng sản lượng gần 6.290 tấn; diện tích tái canh trồng mới khoảng 6,5 ha.

Như vậy, so với diện tích 14.000 ha trồng tiêu của huyện Đắk Song (Đắk Nông), cây hồ tiêu tại Lâm Đồng chiếm tỷ trong không đáng kể. Tuy vậy, do "sinh sau đẻ muộn" nên tiêu Lâm Đồng có những lợi thế về áp dụng khoa học kỹ thuật phát triển tiêu hữu cơ, quy hoạch bài bản...

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 14/6, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.844.45 Rupee/tạ (cao nhất), 41.730 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm nhẹ 10 Rupee/tạ so với phiên trước đó.

Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 10-16/6/2021 là 316,9 VND/INR.


An Vũ
Cùng chuyên mục