Giá nông sản hôm nay 16/4: Tiêu tiến sát mốc 80.000 đồng/kg; cà phê trên thế giới tiếp đà giảm nhẹ dưới 1%

16/04/2022 08:01 GMT+7
Giá nông sản hôm nay 16/4 ghi nhận, hồ tiêu tiếp tục tăng lên, giao dịch trong khoảng 76.000 - 79.000 đồng/kg; cà phê duy trì đà đi xuống trên thị trường thế giới. Theo ghi nhận, giá robusta và arabica đều giảm nhẹ với mức điều chỉnh dưới 1% trong phiên sáng nay.

Cập nhật giá tiêu

Giá nông sản hôm nay 16/4 ghi nhận, hồ tiêu tiếp tục tăng lên, giao dịch trong khoảng 76.000 - 79.000 đồng/kg. Cụ thể:

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 76.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 76.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 79.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 78.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay đồng loạt tăng 500 đồng/kg ở các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Sau 1 ngày bình ổn, thị trường tiếp tục cho thấy chiều hướng tích cực khi các đại lý tăng mua. Đây là lần tăng thứ 3 trong tuần của giá tiêu nội địa, nhưng mới là lần tăng đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên.

Trên thị trường thế giới, tuần này Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng đồng loạt 100 USD/tấn, tương ứng với 4.240 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 6.040 USD/tấn với tiêu trắng.

Giá nông sản hôm nay 16/4: Tiêu tiến sát mốc 80.000 đồng/kg; cà phê trên thế giới tiếp đà giảm nhẹ dưới 1% - Ảnh 1.

Giá nông sản hôm nay 16/4 ghi nhận, hồ tiêu tiếp tục tăng lên, giao dịch trong khoảng 76.000 - 79.000 đồng/kg.

Cũng theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, thị trường tuần này cho thấy triển vọng giá tiêu khá ổn định với giá tiêu Việt Nam, và tại Sri Lanka ghi nhận giảm. Mặc dù đồng Rupee của Ấn Độ suy yếu so với Đô la Mỹ, ghi nhận mức giảm giá 1%, song giá tiêu Ấn Độ vẫn ổn định trong tuần này.

Đáng chú ý, tại Sri Lanka sau nhiều năm vay nợ hàng tỷ USD từ nước ngoài, quốc gia này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948. Điều này khiến giá nguyên/nhiên vật liệu, lương thực tăng vọt, trong khi hồ tiêu bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong tuần 10 - 14/1/2022, tiêu đen nội địa của Sri Lanka trong khoảng 5.642 - 5.694 USD/tấn, hiện nay (4 - 8/4/2022), giá tiêu quốc gia này dao động 5.112 - 5.195 USD/tấn. Đồng Rupee Sri Lanka liên tục giảm so với USD.

Cập nhật giá cà phê

Thị trường ghi nhận giá cà phê thế giới tiếp tục đi xuống, trở thành phiên thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh giao dịch ít sôi động do gần Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.400 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.300 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.900 đồng/kg.

Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.900 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.800 đồng/kg.

Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 40.900 đồng/kg, 40.800 đồng/kg.

Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.900 đồng/kg.

Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.300 - 41.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp đà giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.087 USD/tấn sau khi giảm 0,19% (tương đương 4 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 223,60 US cent/pound, giảm 0,64% (tương đương 1,45 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Đức là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ cà phê hữu cơ hàng đầu ở châu Âu. Người tiêu dùng Đức ưa chuộng cà phê hữu cơ nhẹ, chất lượng cao do nhận thức về các sản phẩm bền vững và tác dụng đối với sức khỏe ngày càng tăng.

Vì vậy, trong tương lai, nhập khẩu cà phê hữu cơ của Đức sẽ tăng. Ngoài nhập khẩu cà phê phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, Đức còn tái xuất khẩu sang các thị trường, gồm Ba Lan, Mỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và Cộng hòa Séc.

Bên cạnh việc buôn bán hạt cà phê nhân, Đức cũng giữ một vị trí quan trọng trong việc buôn bán hạt cà phê rang. Quốc gia này là nhà xuất khẩu cà phê rang lớn thứ hai của châu Âu, chiếm 23% thị phần.

Các thị trường tiêu thụ cà phê rang xay chính của Đức gồm Ba Lan, Hà Lan và Pháp. Do đó, Đức là thị trường tiềm năng lớn đối với các nhà sản xuất cà phê trên thế giới.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu, nhập khẩu cà phê của Đức trong năm 2021 đạt 1,21 triệu tấn, trị giá 3,48 tỷ EUR (tương đương 3,79 tỷ USD), giảm 0,3% về lượng, nhưng tăng 12,0% về trị giá so với năm 2020.

Năm 2021, giá nhập khẩu cà phê của Đức bình quân ở mức 3.127 USD/tấn, tăng 12,3% so với năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Đức từ hầu hết các nguồn cung chính tăng, ngoại trừ Uganda giảm 3,3%, xuống còn 1.842 USD/tấn.

Năm 2021, Đức nhập khẩu cà phê chủ yếu từ thị trường ngoại khối, đạt 1,08 triệu tấn, trị giá 2,76 tỷ EUR (tương đương 3 tỷ USD), giảm 1,0% về lượng, nhưng tăng 13,1% về trị giá so với năm 2020.

Trong đó, Đức giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, đạt 206,3 nghìn tấn, trị giá 327,72 triệu EUR (356,5 triệu USD), giảm 13,1% về lượng và 3,2% về trị giá so với năm 2020.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức giảm từ 19,54% trong năm 2020, xuống còn 17,03% trong năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).


An Vũ
Cùng chuyên mục