Hành trình ngược dòng của “vua mít” Nguyễn Lâm Viên

14/09/2020 13:00 GMT+7
Giữa thời điểm người dân dần mất niềm tin với nền nông nghiệp nước nhà, ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch Vinamit đã mạnh dạn đi ngược lại xu thế, với khát khao lấy lại vị thế cho nông nghiệp Việt.

Ông Nguyễn Lâm Viên và hành trình gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng

Hành trình ngược dòng của “vua mít” Nguyễn Lâm Viên  - Ảnh 1.

Chân dung ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch Vinamit

Năm 1986, ông Nguyễn Lâm Viên đã mạnh dạn bước chân ra thế giới với suy nghĩ:

“Phải ra ngoài để xem các nước làm nông nghiệp ra sao. Nông dân Việt Nam nghèo quá, ăn cơm độn khoai, độn bắp dù đất đai thổ nhưỡng màu mỡ. Canh tác và phát triển không hiệu quả khiến giá trị nông sản luôn ở mức thấp. Muốn phá vỡ hiện thực đó, chỉ có cách duy nhất là học hỏi thế giới”.

Sau nhiều điểm đến, cuối cùng, ông chọn Đài Loan. Có thể nói nếu không có những chuyến đi ấy, sẽ không có Vinamit như hiện nay.

Tại Đài Loan, ông làm nghiên cứu sinh và may mắn được sự hướng dẫn tận tình của giáo sư. Qua đó ông học về nông nghiệp công nghệ cao. Những kiến thức ấy đã giúp ông rất nhiều trong quá trình lập nghiệp sau này.

Sau khi thành công những mẻ sản phẩm sấy đầu tiên, các nhà kinh doanh Đài Loan cũng là đối tượng đầu tiên ông hướng tới. Những món ăn vặt được sấy khô từ mít, rau củ nhanh chóng có được chỗ đứng vững chắc. Đó cũng là bước đệm để Vinamit đến những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Hàn, Nhật, châu Âu…

Hành trình ngược dòng của “vua mít” Nguyễn Lâm Viên  - Ảnh 2.

Các sản phẩm của Vinamit dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường

“Tôi thực sự biết ơn hành trình ấy, biết ơn từng con người tôi gặp. Có là quãng thời gian tôi được tiếp thêm sức mạnh cho niềm tin. Chúng ta hoàn toàn có thể vươn đến một ngành nông nghiệp công nghệ cao” - Chủ tịch Vinamit Nguyễn Lâm Viên nói.

Hành trình ngược dòng của “vua mít” Nguyễn Lâm Viên  - Ảnh 3.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vinamit

Hành trình ngược dòng của “vua mít” Nguyễn Lâm Viên  - Ảnh 4.

Khi người Việt không có niềm tin với nông sản “hữu cơ”

Dù đã thành công trên trường quốc tế, nhưng tại thị trường Việt lại là một “nấc nghẹn”. Năm 2010, thời điểm nông nghiệp hữu cơ là thứ gì đó quá xa vời. Lần đầu tiên Chủ tịch Vinamit Nguyễn Lâm Viên nhắc đến hai từ “hữu cơ” đã bị người dân xa lánh, bất hợp tác, thậm chí còn chống đối.

Thêm vào đó, những thông tin về nông sản tẩm hóa chất tràn ngập càng khiến người dân mất niềm tin vào nông sản Việt.

Rồi những năm đầu khởi nghiệp, ông tự mò mẫm, ghi chép, theo dõi từng cây nhưng khó khăn liên tục ập đến. Các loại nấm phá hoại, virus, tuyến trùng liên tục “hỏi thăm” vườn cây. Sau những lần thất bại, ông lại tự đúc rút ra kinh nghiệm, coi đó là bài học chứ không có ai chỉ dạy.

Hành trình ngược dòng của “vua mít” Nguyễn Lâm Viên  - Ảnh 5.

Vườn hữu cơ ngay trong nhà riêng của ông Nguyễn Lâm Viên (tại TP.HCM)

Ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, người ta cứ chứng minh sản phẩm của mình không có chất này, chất kia, rồi bảo đó là hữu cơ, thực ra không phải. Sản xuất hữu cơ phải bảo đảm bốn nguyên tắc cơ bản:

Thứ nhất là “Helthy”, phải làm sao hiểu triết lý lành mạnh là gì, nếu không hiểu không ứng dụng nghiêm túc được.

Thứ hai là “Ecology”, hệ sinh thái học, khoa học nghiên cứu về sự phân bố và sinh sống của những sinh vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng. Phải có trách nhiệm xây dựng được hệ sinh thái và kiểm soát được hệ sinh học, để nâng hàm lượng sinh học trong canh tác lên cao, vì công nghệ sinh học là nền tảng của sự sống, cái gốc của nó là vi khuẩn.

Thứ ba là “Care”, phải có sự quan tâm, định kỳ đi khám sức khỏe cho cây trái và vật nuôi, giống như con người vậy; định kỳ kiểm tra những kết quả mà mình làm được xem có độc tố hay không, hàm lượng sinh học thế nào, kiểm tra sản phẩm đã hoàn toàn thật sự tốt chưa? Đó là bằng chứng chứng minh công việc nghiên cứu và canh tác.

Nguyên tắc cuối cùng là “Fair”: Hiểu mối quan hệ hữu cơ, có sự công bằng với sự sống, từng con vi khuẩn, mối quan hệ với người canh tác, tiêu dùng…. nếu không công bằng sẽ tạo ra khả năng tiêu diệt sự sống, làm sai với người tiêu dùng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Triết lý hữu cơ chính là sự thông tỏ 4 nguyên tắc này, đào càng sâu vô 4 nguyên tắc này sẽ biết cách giải những bài toán cho hành động của mình

Như vậy canh tác hữu cơ là một nông pháp bảo tồn và phát triển sự sống, gốc của nó là vi khuẩn, bảo đảm hàm lượng sinh học càng lớn, càng nhiều, để tạo nên sự khác biệt. Từ đó mới biết những phương pháp để đưa hàm lượng sinh học vào sản phẩm. 

Ông Nguyễn Lâm Viên: “Nông nghiệp phải vì sự sống”

Chủ tịch Vinamit Nguyễn Lâm Viên quan niệm: Làm nông nghiệp sạch là một con đường dài, phải đi từng bước qua 3 giai đoạn: Chứng minh, học hiểu và ứng dụng.

Hiện tại ông cùng các cộng sự đang ở giai đoạn thứ nhất, tức là chứng minh cho người ta tin tưởng. Mà muốn vậy thì phải có thành quả, có cơ sở, trường, viện nghiên cứu, nơi thực nghiệm… để họ thấy được.

Đó là lý do 10 năm trước, ông Viên có viện nghiên cứu sinh học, mở trang trại organic hơn 200 ha tại Bình Dương. “Hiện, chúng tôi có 8 trang trại với trên 2.000 ha (trong đó có 3 trang trại thuê lại đất của dân) và 5 nhà máy chế biến” - ông Nguyễn Lâm Viên nói.

Ông cho biết thêm, trong tương lai sẽ tiếp tục xây dựng một trường nông nghiệp và một trang trại ở thung lũng tại Lâm Đồng.

Ông Nguyễn Lâm Viên đã cố gắng truyền thông thông điệp hữu cơ, “gỡ từng năm” cho mọi người hiểu, tạo một cộng đồng áp đảo đi tìm sản phẩm hữu cơ. Mỗi người là một môi trường hữu cơ cho bản thân do hiểu cách ăn uống đúng.

Người ta đã gọi Nguyễn Lâm Viên là “ông hữu cơ”. Người làm hữu cơ đàng hoàng tử tế trong một thị trường còn lẫn lộn như một mỹ từ thời trang.

Ông tâm sự chân thành: “Doanh nhân tạm chia đời làm 5 giai đoạn: Một là làm việc khó, học hành trải nghiệm. Hai: săn lùng cơ hội, ba đầu tư dự phòng rủi ro, bốn là giai đoạn làm một CEO thực sự, có mục tiêu và sở hữu trong tay như con người, công nghệ chuyên ngành, làm ra giá trị kiếm tiền và năm là làm CSR giúp xã hội, trả lại cho xã hội.

Và ông bảo mình đang bước vào giai đoạn thứ 5, muốn làm gì đó giúp cho xã hội.


Mai Trang
Cùng chuyên mục