Không thiếu "đồng ra đồng vào" nhờ loài cây mọc dại
“Siêu thực phẩm” tốt cho sức khỏe
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở TP Long Khánh (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) có thu nhập ổn định, đời sống khấm khá nhờ trồng khổ qua rừng (mướp đắng).
Khổ qua rừng được ví như một loại “siêu thực phẩm” đặc biệt tốt cho sức khỏe của con người, hỗ trợ đắc lực trong việc phòng chống ung thư.
Ngoài ra, khổ qua rừng và các sản phẩm làm từ loại cây này có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gout, giảm mỡ máu...
Trước đây, khổ qua rừng chỉ là loài cây mọc dại trong tự nhiên, rất ít người biết tới. Do trái nhỏ lại có vị đắng gấp nhiều lần khổ qua bình thường nên ít được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, sau đó, người ta phát hiện ra rằng loại rau rừng này đặc biệt ngon khi ăn kèm với lẩu và chế biến cùng các loại thực phẩm khác. Cùng với đó, những công dụng tuyệt vời của khổ qua rừng đối với sức khỏe cũng được nhiều người biết tới.
Do đó, loại rau rừng có vị đắng đặc trưng này ngày càng được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao, nhiều hộ dân ở Long Khánh đã nhanh chóng bắt tay vào trồng khổ qua rừng. Thấy trồng loại cây này có thu nhập tương đối nên nhiều hộ tăng diện tích.
Một nữ chủ nhân của hơn 1.000m2 đất trồng khổ qua rừng ở Long Thành cho hay do đi ăn tiệc thấy món lẩu khổ qua rừng quá ngon nên dò hỏi gia chủ về loại rau này. Biết một nơi có nhiều khổ qua rừng mọc dại, bà tìm tới đó hái trái chín lấy hạt mang về nhà gieo.
Ban đầu, bà chỉ định trồng để nhà ăn nhưng sau thấy bán được giá, nhiều người hỏi mua nên bà quyết định trồng thêm để bán.
Thậm chí, bà còn mạnh dạn chặt bỏ diện tích cây ăn trái kém năng suất để chuyển sang trồng khổ qua rừng vì cho thu nhập cao hơn hẳn.
Bán trái, hái đọt kiếm trăm triệu đồng
Khổ qua rừng sống trong môi trường tự nhiên, không phân bón, không thuốc hóa học nên là loại thực phẩm sạch, tinh khiết và có giá trị gấp nhiều lần so với khổ qua bình thường.
Trái khổ qua rừng tươi có màu xanh hoặc xanh trắng, kích thước nhỏ hơn khổ qua thường, chỉ to bằng ngón chân cái, dài chừng 4-5cm và có vị rất đắng.
Theo người dân địa phương, đây là loại cây dại nên dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không cần sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như một số loại cây trồng khác.
Trước đây, nhiều hộ trong vùng trồng chôm chôm nhưng kém hiệu quả nên đã chuyển sang tồng loại cây leo này.
Trồng khổ qua rừng không tốn tiền mua giống, chỉ cần gieo hạt là có cây con. Cây lại mọc rất khỏe, ít sâu bệnh nên hầu như không tốn chi phí bón phân, phun thuốc.
Trong khi đó, giá thành tốt, đầu ra ổn định, có thể vừa thu hoạch trái vừa hái đọt non để bán, tận dụng phơi khô làm trà nên hiệu quả kinh tế cao.
Sau ba tháng trồng, cây bắt đầu cho trái liên tục. Khoảng nửa năm, khi cây bắt đầu trở nên già nua thì nhổ gốc, trồng cây mới. Người tồng có thể lấy hạt từ quả chín, phơi khô để làm giống cho vụ sau và trồng xen kẽ các vụ để thu hoạch quanh năm.
Đối với khổ qua rừng trồng lấy đọt thì không cần làm giàn leo và một tháng sau là có thể thu hoạch đều.
Đặc biệt, trà khổ qua rừng ngày càng phổ biến tạo đầu ra luôn ổn định. Các sản phẩm này đều được làm thủ công từ khâu thu hoạch, tuyển trái, rửa, xắt lát sau đó cho vào máy sấy. Thông thường cứ 10 kg trái tươi thì làm được 1 kg trà, bán với giá 600-700 đồng/kg.
Mỗi ký đọt khổ qua rừng tươi hiện có giá khoảng 70-80 ngàn đồng. Trái khổ qua rừng tươi giá khoảng 50-60 ngàn/ký, trái khô đắt hơn hẳn 500-600 ngàn/ký.
Vừa bán đọt tươi, trái tươi, vừa phơi khô bán nguyên trái hoặc thái lát làm trà… tính tất cả, có hộ thu nhập hơn 400 triệu đồng một năm từ loài cây dại này.