Kinh tế Thái Lan: Omicron đè nặng lên tăng trưởng tháng 1, chiến sự Nga - Ukcraine làm tăng áp lực lạm phát

04/03/2022 09:04 GMT+7
Theo nhóm chuyên gia Maybank Kim Eng, kinh tế Thái Lan đã chậm lại vào tháng 1 do e ngại biến chủng Omicron. Và, lạm phát có nguy cơ tăng mất kiểm soát do chiến sự Nga – Ukraine bởi Thái là nước nhập khẩu dầu thô ròng.

Kinh tế Thái Lan - Lạm phát có nguy cơ tăng mất kiểm soát vì chiến sự Nga - Ukcraine

Mới đây, nhóm chuyên gia Maybank Kim Eng (MBKE) gồm nhà Tiến sĩ Chua Hak Bin và Kinh tế Phó Lee Ju Ye đã xuất bản báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Thái Lan đầu năm 2022.

Theo đó, tháng 1/2022, tăng trưởng của Thái Lan đã chậm lại do nhu cầu trong nước và du lịch suy yếu. Du lịch dự đoán sẽ khởi sắc từ tháng này nhờ nới lỏng dần kiểm dịch để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, lạm phát có nguy cơ tăng mất kiểm soát do chiến sự Nga – Ukraine bởi Thái là nước nhập khẩu dầu thô ròng.

Kinh tế Thái Lan: Omicron đè nặng lên tăng trưởng tháng 1, xung đột Ukraine-Nga tăng áp lực lạm phát - Ảnh 1.

Nguồn: CIEC

Kinh tế Thái Lan - Nhu cầu trong nước suy giảm bởi Omicron

Nhu cầu trong nước tháng 1 giảm do tiêu dùng và đầu tư tư nhân bị ảnh hưởng bởi làn sóng Omicron. Du lịch cũng yếu hơn do chương trình "Test & Go" (du lịch không kiểm dịch) tạm ngừng. Tiêu dùng tư nhân giảm -0,4% (điều chỉnh theo mùa) so với tháng 12 do niềm tin của người tiêu dùng đi xuống. Sự gia tăng của hàng tiêu dùng lâu bền (+7,4%) đã bù đắp cho sự sụt giảm của hàng tiêu dùng không bền (-1%), hàng tiêu dùng bán bền (-0,7%) và dịch vụ (-0,4%).

Mặt khác, thu nhập từ nông nghiệp đã phục hồi so với một năm trước (+7,5% so với -1,4% trong tháng 12) do giá nông sản cao hơn (+4,2% so với -2,3% trong tháng 12) và sản xuất tốt hơn (+3,1% so với +0,9% vào tháng 12).

Kinh tế Thái Lan: Omicron đè nặng lên tăng trưởng tháng 1, xung đột Ukraine-Nga tăng áp lực lạm phát - Ảnh 2.

Chỉ số kinh tế Thái. Nguồn: CEIC

Kinh tế Thái Lan - Sản xuất tăng trưởng chậm lại

Hoạt động sản xuất giảm trong tháng 1 (+2% so với +6,7% trong tháng 12) chủ yếu do lượng xe du lịch giảm (-14,1% so với -3,1% trong tháng 12). Nguyên nhân là do tình trạng thiếu chip toàn cầu. Sản xuất giảm trong các ngành hàng: ổ cứng (-20%), hàng dệt may (-10,9%) và thiết bị điện (-6,1%) đã ảnh hưởng đến tăng trưởng chung. Mức sử dụng công suất giảm xuống còn 63,8% (so với 65,4% trong tháng 12) với sự suy giảm trên tất cả các lĩnh vực. Chỉ số đầu tư tư nhân giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, chủ yếu do giá vật liệu xây dựng giảm (-1,4% so với +3,4% vào tháng 12).

Kinh tế Thái Lan: Omicron đè nặng lên tăng trưởng tháng 1, xung đột Ukraine-Nga tăng áp lực lạm phát - Ảnh 3.

Nguồn: CEIC

Chi tiêu công (không bao gồm chuyển khoản) giảm do chi tiêu vãng lai giảm (-1,7% so với -0,4% trong tháng 12). Con số này bù đắp cho mức tăng chi đầu tư (+6,2% so với -8,4% trong tháng 12) cho việc giải ngân tài nguyên và các dự án xây dựng đường bộ.

Thâm hụt tài khoản vãng lai tăng, du lịch bị gián đoạn

Thâm hụt tài khoản vãng lai tăng lên 2,2 tỷ đô la Mỹ (so với 1,4 tỷ đô la trong tháng 12) do thặng dư thương mại hàng hóa thu hẹp (0,6 tỷ đô la so với 2,8 tỷ đô la trong tháng 12). Mặc dù, thâm hụt đã thu hẹp hơn trong dịch vụ ròng, thu nhập và chuyển nhượng (2,8 tỷ đô la so với 4,2 tỷ đô la vào tháng 12). Tăng trưởng của xuất khẩu hàng hóa giảm nhanh xuống còn +7,9% (so với +23% trong tháng 12). Tăng trưởng nhập khẩu cũng giảm xuống còn +18,4% (so với +28,2% trong tháng 12).

Lượng khách du lịch giảm xuống chỉ còn 134 nghìn người trong tháng 1 (so với 231 nghìn trong tháng 12) do chương trình "Test & Go" không kiểm dịch bị dừng lại do dịch bệnh. Chương trình đã được tiếp tục vào tháng 2, với khoảng 302 nghìn khách đang chuẩn bị ghé thăm Thái Lan. Bangkok, Chonburi và Phuket là những nơi có nhiều khách du lịch nhất. Dự định vào tháng 3, chính phủ sẽ nới lỏng hơn nữa các quy định nhập cảnh đối với khách du lịch.

Kinh tế Thái Lan: Omicron đè nặng lên tăng trưởng tháng 1, xung đột Ukraine-Nga tăng áp lực lạm phát - Ảnh 4.

Lượt khách du lịch Thái. Nguồn: CEIC

Chiến sự Nga-Ukraine: Rủi ro lớn cho lạm phát của Thái Lan

Thái Lan có liên kết thương mại tương đối nhỏ với Nga, chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu và 0,7% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2021 (xem Hình 7 & 8). Các sản phẩm xuất khẩu chính của Thái Lan sang Nga bao gồm ô tô (15,3%), phụ tùng xe (7,4%) và lốp xe cao su (6,5% trong kim ngạch xuất khẩu năm 2019). Theo số liệu 2019, Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Nga chủ yếu là dầu thô (25%), máy bay - trực thăng (14,2%) và than bánh (9,9%) (xem Bảng 2).

Xung đột kéo dài có nguy cơ tăng lạm phát (Maybank dự báo 2022: + 2,4%) do Thái Lan là nước nhập khẩu dầu ròng. Giá dầu cao cũng làm tăng thêm gánh nặng tài chính. Chính phủ đã thực hiện các biện pháp để giới hạn giá dầu diesel ở mức 30 Batth/lít. Đó là phê duyệt khoản vay 30 tỷ bath của Quỹ Dầu và cắt giảm một nửa thuế tiêu thụ đặc biệt đối với động cơ diesel (đến ngày 20 tháng 5).

Kinh tế Thái Lan: Omicron đè nặng lên tăng trưởng tháng 1, xung đột Ukraine-Nga tăng áp lực lạm phát - Ảnh 5.

Nguồn: MBKE

Cán cân vãng lai có thể sẽ tiếp tục thâm hụt (Maybank dự báo: -0,5% GDP) vào năm 2022 do hóa đơn năng lượng nhập khẩu tăng cao.

Nga là nguồn khách du lịch lớn thứ 7 về của Thái Lan trước đại dịch, chiếm khoảng 3,7% tổng số du khách (1,5 triệu) vào năm 2019. Từ ngày 1 tháng 11 năm 2021 đến ngày 24 tháng 2 năm 2022, người Nga chiếm nhiều nhất (51 nghìn người, hay 18,4% tổng số) trong lượng khách đến Phuket kể từ khi nơi đây mở cửa trở lại.

Lan Hương
Cùng chuyên mục