Thái Lan: Khách du lịch tăng vọt 150% trong tháng đầu mở cửa, kỳ vọng sẽ kéo tăng trưởng GDP năm 2022 lên 4%

07/02/2022 08:50 GMT+7
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất của Maybank Kim Eng, nền kinh tế lớn thứ 2 của Đông Nam Á – Thái Lan được kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2022 đạt +4% nhờ mở cửa du lịch trở lại và khởi sắc trong tiêu dùng nội địa sau một năm “ì ạch”.

Mới đây, nhóm chuyên gia Maybank Kim Eng (MBKE) gồm nhà Tiến sĩ Chua Hak Bin và Kinh tế Phó Lee Ju Ye đã xuất bản báo cáo mới nhất về tình hình cuối năm 2021 cũng như dự báo năm 2022 của nền kinh tế lớn mạnh hàng đầu Đông Nam Á – Thái Lan. 

Theo đó, trong tháng 1/2022, lạm phát Thái Lan vượt mức dự báo của BoT đạt +3,2%, GDP cả năm 2021 (kết thúc ngày 21/02/2021) dự chỉ ở mức +1,3% - thấp nhất so với các nước trong khối ASEAN-6. Tuy nhiên, năm 2022 này, nhóm chuyên gia dự đoán tăng trưởng GDP của Thái sẽ tăng vọt về mức +4% với động lực phát triển chính của nền kinh tế là từ ngành du lịch và nhu cầu tiêu dùng.

Thái Lan: Lạm phát nhảy vọt trong tháng, du lịch và nhu cầu tiêu dùng sẽ kéo tăng trưởng GDP năm 2022   - Ảnh 1.

Chỉ số giá tiêu dùng theo danh mục, %YoY. Nguồn: CEIC

CPI toàn phần tăng vì giá thực phẩm và năng lượng

Lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2021, lạm phát toàn phần đã vượt mức mục tiêu cao nhất của Ngân hàng Trung ương Thái (BoT) (1% -3%) vào tháng 1 kể từ tháng 4 năm 2021, chủ yếu do giá thực phẩm tăng cao thúc đẩy bởi sự leo thang giá thịt và giá năng lượng. Chỉ số giá tiêu dùng CPI toàn phần của năm 2021 đã chạm mức tăng +3,2% so với năm ngoái (tháng 12/2020 là +2,2%), CPI tháng tăng +1,1% so với tháng trước (tháng 12/2021 là -0,4%).

Lạm phát cơ bản nhích lên với tốc độ chậm hơn do áp lực giá ở các ngành hàng phi cốt lõi. CPI cơ bản tháng 1 tăng nhẹ lên +0,5% (so với +0,3% trong tháng 12) do giá các mặt hàng tự chọn bao gồm quần áo và giày dép (-0,2%) và sản phẩm giải trí (-0,9%) tiếp tục giảm.

Thái Lan: Lạm phát nhảy vọt trong tháng, du lịch và nhu cầu tiêu dùng sẽ kéo tăng trưởng GDP năm 2022   - Ảnh 2.

Biểu đồ Lạm phát Thái Lan. Nguồn: CEIC

Chi phí vận tải tăng; Giá thịt kỷ lục mức tăng trưởng hai chữ số

Giao thông & thông tin liên lạc (22,7% của giỏ hàng hoá) vẫn là yếu tố đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng, tăng +9,4% (so với +8,7% trong tháng 12) do chi phí nhiên liệu (+27,9% so với +26,3% trong tháng 12) vọt lên một cách chóng mặt. Văn phòng Chiến lược và Chính sách Thương mại Thái Lan nhận định rằng giá dầu tăng đã làm tăng chi phí của các ngành công nghiệp.

Giá thực phẩm & đồ uống không cồn (40,4% của giỏ hàng hoá) tăng +3,1% (so với +0,6% trong tháng 12), tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9 năm 2019. Điều này chủ yếu do giá thịt tăng (+22,7% so với +4% vào tháng 12), đặc biệt là thịt lợn đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung do bùng phát dịch tả lợn châu Phi. Giá thịt gà và trứng (+5,8% so với +0,6% trong tháng 12) cũng tăng do nhiều người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ gia cầm. Giá dầu ăn vẫn ở mức cao do giá dầu cọ tăng.

Lạm phát đạt đỉnh vào quý 1 năm 2022

Nhóm chuyên gia duy trì dự báo lạm phát trung bình ở mức +2,4% vào năm 2022. Lạm phát có thể dao động gần +4% vào tháng 2 và tháng 3 nhưng sẽ giảm trở lại phạm vi mục tiêu của BoT vào nửa cuối năm.

Gần đây, Bộ Thương mại đã và đang giải quyết những lo ngại về giá thực phẩm tăng, tuyên bố giá thịt lợn, thịt gà và trứng sẽ giảm sau khi kết thúc Tết Nguyên đán vào đầu tháng Hai. Một cuộc khảo sát gần đây của BoT với 246 doanh nghiệp và tập đoàn lớn (trong khoảng thời gian từ ngày 01 đến 21 tháng 1) cho thấy hầu hết các nhà điều hành doanh nghiệp không có kế hoạch tăng giá hàng hóa và dịch vụ trong 3 tháng tới mặc dù chi phí tăng.

Nhu cầu trong nước phục hồi 

Nhu cầu trong nước được cải thiện hơn trong tháng 12 bất chấp những lo ngại xung quanh biến thể Omicron. Tiêu dùng cá nhân tăng +2,3% (điều chỉnh theo mùa) so với tháng 11, mặc dù vẫn thấp hơn -1,2% so với mức năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng tiêu hao (+2,8% so với tháng 11) và dịch vụ (+ 5%) trên đà tăng vì được thúc đẩy bởi kỳ nghỉ lễ. Thu nhập nông nghiệp (-1,3% so với -4,1% trong tháng 11) giảm với tốc độ chậm hơn nhờ giá nông sản (-2,3% so với -3,2% trong tháng 11) và mức sản xuất (+1,1% so với -0,9% vào tháng 11) tăng.

Thái Lan: Lạm phát nhảy vọt trong tháng, du lịch và nhu cầu tiêu dùng sẽ kéo tăng trưởng GDP năm 2022   - Ảnh 3.

Biểu đồ chỉ số tiêu dùng Thái Lan. Nguồn: CEIC

Khối sản xuất đạt công năng vượt mức trước đại dịch

Sản xuất (+6,8% so với +4,9% trong tháng 11) tiếp tục đứng vững nhờ cải thiện về nhu cầu và giảm bớt gián đoạn nguồn cung, dẫn đầu là chất bán dẫn (+14,2%), ô tô (+8,7%), hóa chất (+10,9%) và thực phẩm - đồ uống (+ 9,2%). Hiệu suất công năng cũng tăng lên 66,5% (so với 64,8% trong tháng 11), đạt mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2019.

Chỉ số đầu tư tư nhân (+4,2% so với  5,3% trong tháng 11) giảm nhẹ do nhập khẩu hàng hóa (+4,8% so với +6,9% trong tháng 11) và khối xây dựng (+1,4% so với + 3,1% trong tháng 11/2021) chậm hơn. Chi tiêu công giảm do cả chi tiêu vãng lai (-0,4% so với -2,7% trong tháng 11/2021) và chi tiêu đầu tư (-8,4% so với -23,8% trong tháng 11/2021) đều đi xuống.

Thái Lan: Lạm phát nhảy vọt trong tháng, du lịch và nhu cầu tiêu dùng sẽ kéo tăng trưởng GDP năm 2022   - Ảnh 4.

Biểu đồ chỉ số sử dụng công suất khối sản xuất. Nguồn: CEIC

Cán cân vãng lai thâm hụt hàng năm lớn nhất vào năm 2021

Cán cân tài khoản vãng lai quay trở lại thâm hụt 1,4 tỷ đô la Mỹ (từ mức thặng dư 346 triệu đô la trong tháng 11), do thặng dư thương mại hàng hóa thu hẹp xuống 2,8 tỷ đô la (so với 4,2 tỷ đô la trong tháng 11) và thâm hụt tăng trong dịch vụ ròng và thu nhập (4,2 tỷ USD so với 3,9 tỷ USD vào tháng 11). Tính chung cho năm 2021, tài khoản vãng lai thâm hụt khoảng 2,2% GDP (10,9 tỷ USD), mức thâm hụt lớn nhất kể từ năm 2005 (thâm hụt 4% GDP). Nhóm chuyên gia dự đoán thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ tiếp tục tồn tại vào năm 2022, mặc dù sẽ thu hẹp xuống còn 0,5% GDP nhoè doanh thu từ du lịch cải thiện khi biên giới mở cửa trở lại.

Thái Lan: Lạm phát nhảy vọt trong tháng, du lịch và nhu cầu tiêu dùng sẽ kéo tăng trưởng GDP năm 2022   - Ảnh 5.

Biểu đồ lượt khách tham quan Thái Lan. Nguồn: CEIC

Lượng khách du lịch đã tăng lên chạm 231 nghìn lượt trong tháng 12 (so với 91,3 nghìn trong tháng 11), đây là mức cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu nhờ mở cửa trở lại các biên giới vào mùa lễ. Khách du lịch đến từ châu Âu chiếm gần 2/3 tổng lượng khách đến trong tháng 12, chủ yếu đến từ Đức (10,8%), Nga (9,2%) và Anh (9,2%). Điều này đã thúc đẩy tỷ lệ lấp đầy chỗ ở lên 37,5% (so với 25% vào tháng 11) (xem Hình 8). Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, chương trình du lịch không kiểm dịch 'Test & Go' đã được tiếp tục vào ngày 01/02/2022 sau khi tạm ngừng một tháng, với 31 nghìn khách du lịch đăng ký chương trình này chỉ trong ngày đầu tiên.

GDP quý 4 chỉ ở mức khoảng +1,4%; BoT để duy trì lãi suất chính sách

Dự đoán tăng trưởng GDP quý 4 (tính vào ngày 21 tháng 2) sẽ vào khoảng +1,4% (so với -0,3% trong quý 3), tức là tăng trưởng GDP tổng thể năm 2021 sẽ là +1,3%, tốc độ chậm nhất trong số các nước ASEAN-6. MBKE duy trì dự báo GDP năm 2022 ở mức +4%, tương tự như dự báo mới nhất của Bộ Tài chính, nhờ niềm tin vào sự phục hồi của ngành du lịch và cải thiện của nhu cầu trong nước.

Thái Lan: Lạm phát nhảy vọt trong tháng, du lịch và nhu cầu tiêu dùng sẽ kéo tăng trưởng GDP năm 2022   - Ảnh 6.

Dữ liệu kinh tế mới nhất. Nguồn: CEIC

BoT dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5% để hỗ trợ sự phục hồi. Trong nửa cuối năm 2022, dự đoán BoT sẽ tăng lãi suất khoảng +25 điểm cơ bản.

Lan Hương
Cùng chuyên mục