"Mỏ vàng" ngành in 3D còn bỏ ngỏ, doanh nghiệp Việt bắt tay ông lớn tại Mỹ cùng khai thác
Theo báo cáo chuyển dịch ngành công nghiệp theo xu hướng Cách mạng 4.0 của Bộ KH&ĐT, công nghiệp in 3D là một trong những ngành công nghiệp mới nổi có giá trị nhiều tỷ USD, nằm trong xu thế phát triển của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. In 3D không chỉ hiệu quả trong mô hình nghiên cứu và các thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm mà hiện nay đã tạo giá trị gia tăng ở nhiều ngành công nghiệp trọng điểm với trị giá hàng chục tỷ USD trên thế giới.
Với Viêt Nam, in 3D đã và đang được trường ứng dụng và phát triển ngành càng mạnh mẽ trong trào trong các ngành công nghiệp vật liệu, in ấn, kiến trúc, cơ khí chính xác…
Theo Bộ KH&ĐT, Đông Nam Á đang là thị trường phát triển in 3D với tốc độ nhanh, đi đầu là Singapore với 40% thị phần, Thái Lan với 25%, Malaysia với 15% và các khu vực khác với khoảng 1%. Các trung tâm sản xuất như Việt Nam đang kết hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại khi công nghệ mới thay đổi nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, dù tiềm năng lớn mỏ vàng in 3D
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ in 3D tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
Tại Hội nghị mới được tổ chức tại Hà Nội, giới chuyên gia về công nghệ tại Việt Nam cho biết, ngoài ngành xây dựng, cơ khí chính xác, công nghệ ô tô, in 3D còn ứng dụng trong nhiều ngành lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, khoa học vật liệu… Tuy nhiên, việc mạnh dạn ứng dụng, thu hút các công nghệ lõi hoặc chuyển giao công nghệ in 3D trong các ngành, lĩnh vực ở Việt Nam đang thiếu và yếu.
Ông Bùi Lê Hùng, Giám đốc Kỹ thuật - Công ty AES Việt Nam, bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ in 3D tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
Bên cạnh đó, công nghệ in 3D đang dần trở thành một yếu tố quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất, mang lại những lợi ích thiết thực trong thiết kế sản phẩm, tạo mẫu nhanh và sản xuất linh kiện. Tuy nhiên, tiềm năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ này vẫn chưa được khai thác tối đa.
Chính vì vậy, mới đây AES Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược với Stratasys, Tập đoàn hàng đầu về trong công nghệ in 3D toàn cầu có trụ sở tại Mỹ nhằm chuyển giao công nghệ in 3D tiên tiến cho thị trường Việt Nam.
Ông Hùng cho rằng, việc bắt tay với đối tác nước ngoài mạnh về công nghệ, kỹ năng quản trị sẽ mở ra cơ hội mới cho đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây không chỉ là sự khởi đầu mà còn là một bước tiến đầy hứa hẹn trong việc nâng tầm công nghệ in 3D tại thị trường Việt Nam.
Theo ông Rajiv Bajaj, Giám đốc điều hành của Stratasys khu vực Ấn Độ và Đông Nam Ác nhấn mạnh: "Ngành sản xuất tại Việt Nam đang tiến bộ nhanh chóng trong quá trình số hóa và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa hoạt động của họ. Khi các công ty tìm kiếm giải pháp công nghệ để giải quyết những thách thức trong sản xuất và hậu cần chuỗi cung ứng, công nghệ sản xuất bồi đắp sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.
Ông Rajiv Bajaj khẳng định, sự hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong ngành in 3D sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ trong ngành công nghiệp và học thuật của Việt Nam với công nghệ tiên tiến.