Mỹ chi gần 2 tỷ USD mua mặt hàng chiến lược này của Việt Nam, nhưng giảm mua của Trung Quốc và Thái Lan

19/02/2022 10:14 GMT+7
Nhập khẩu thủy sản của Mỹ từ hầu hết các thị trường cung cấp lớn đều tăng, trừ nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 về lượng và thứ 5 về trị giá cho Mỹ...
Mỹ chi gần 2 tỷ USD mua mặt hàng chiến lược này của Việt Nam, trong khi giảm mua của Trung Quốc và Thái Lan - Ảnh 1.

Mỹ chi gần 2 tỷ USD mua mặt hàng chiến lược này của Việt Nam, trong khi giảm mua của Trung Quốc và Thái Lan.

Mỹ chi gần 2 tỷ USD mua mặt hàng chiến lược này của Việt Nam, trong khi giảm mua của Trung Quốc và Thái Lan

Theo số liệu thống kê của NMFS (Dịch vụ thủy sản biển quốc gia), nhập khẩu thủy sản của Mỹ tính đến hết tháng 11/2021 đạt 270 nghìn tấn, trị giá 2,44 tỷ USD, tăng 9,72% về lượng và tăng 35,27% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Mỹ đạt 2,99 triệu tấn, trị giá 25,7 tỷ USD, tăng 11,49% về lượng và tăng 29,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Mỹ chi gần 2 tỷ USD mua mặt hàng chiến lược này của Việt Nam, trong khi giảm mua của Trung Quốc và Thái Lan - Ảnh 2.

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của NMFS

Trong 11 tháng năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Mỹ từ hầu hết các thị trường cung cấp lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan giảm. Canada là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Mỹ trong 11 tháng năm 2021, đạt 323,2 nghìn tấn, trị giá 4,6 tỷ USD, tăng 21% về lượng và tăng 64% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Mỹ chi gần 2 tỷ USD mua mặt hàng chiến lược này của Việt Nam, trong khi giảm mua của Trung Quốc và Thái Lan - Ảnh 3.

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của NMFS

Nhập khẩu thủy sản của Mỹ từ Ấn Độ và Ecuador cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 về lượng và thứ 5 về trị giá cho Mỹ, đạt 252,56 nghìn tấn, trị giá 1,643 tỷ USD, tăng 21,2% về lượng và tăng 28,89% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăng từ 7,8% trong 11 tháng năm 2020, lên 8,4% trong 11 tháng năm 2021.

Thủy sản, trong đó tôm vẫn là mặt hàng chiến lược của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2022.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 415,6 nghìn tấn, trị giá 3,85 tỷ USD, tăng 1,1% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với năm 2020. 

Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh ngành sản xuất tôm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch Covid-19 bùng phát vào quý 3/2021. Mặc dù đã phục hồi trở lại, nhưng xuất khẩu tôm trong 3 tháng cuối năm 2021 vẫn tăng trưởng chậm so với các tháng đầu năm 2021. 

Do đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trong quý 3/2021 và khó khăn trong hoạt động vận chuyển, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2021 tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với các nước cung cấp tôm lớn khác như Ecuador và Ấn Độ. 

Theo đó, năm 2021, xuất khẩu tôm của Ecuador tăng 24% về lượng và 41% về trị giá so với năm 2020 nhờ giá cạnh tranh và vận chuyển thuận tiện hơn, đạt 841 nghìn tấn, trị giá 5,1 tỷ USD; xuất khẩu tôm (mã HS 030617) của Ấn Độ trong 11 tháng năm 2021 cũng tăng 19,1% về lượng và tăng 36,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 622 nghìn tấn, trị giá 4,7 tỷ USD. 

Mỹ chi gần 2 tỷ USD mua mặt hàng chiến lược này của Việt Nam, trong khi giảm mua của Trung Quốc và Thái Lan - Ảnh 4.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Năm 2021, xuất khẩu tôm có được sự tăng trưởng khi giá nửa cuối năm duy trì ở mức cao so với cùng kỳ năm 2020 và 2019. Giá xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 12/2021 trung bình đạt 9,41 USD/kg, tăng 0,95 USD/kg so với tháng 12/2020 và tăng 0,32 USD/kg so với tháng 11/2021. Giá xuất khẩu trung bình tôm của Việt Nam năm 2021 đạt 9,27 USD/kg, tăng 0,29 USD/kg so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh và Canada là những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Năm 2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam gặp thuận lợi khi nhu cầu từ thị trường Mỹ, EU và Úc ở mức cao, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19.

Mỹ chi gần 2 tỷ USD mua mặt hàng chiến lược này của Việt Nam, trong khi giảm mua của Trung Quốc và Thái Lan - Ảnh 5.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Theo ước tính, tháng 1/2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam tiếp tục tăng nhưng tốc độ không cao do trùng dịp nghỉ tết Nguyên đán Nhâm Dần, đạt 26 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 2,65% về lượng và tăng 2,26% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp và khó lường với biến chủng mới, nhưng nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu tôm của thế giới năm 2022 dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao sẽ là yếu tố hỗ trợ cho ngành tôm Việt Nam. 

Tôm xuất khẩu của Việt Nam ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất lớn

Trong thời gian tới, tôm sẽ tiếp tục là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực và tiềm năng của Việt Nam, đặc biệt là sang Mỹ. 

Hiện nay, diện tích nuôi tôm của cả nước đạt trên 740 nghìn ha với sản lượng trên 900 nghìn tấn/năm. Riêng sản lượng tôm sú Việt Nam đạt trên 250 nghìn tấn, đứng đầu thế giới. Dù diện tích nuôi tôm chỉ tăng khoảng 1,5%/năm, nhưng sản lượng tôm tăng mạnh 10%/năm trong những năm vừa qua. Điều này cho thấy quy trình nuôi tôm đã có sự cải thiện, năng suất cao hơn so với trước đây. 

Trên cơ sở đó, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định trong vài năm tới, ngành tôm còn nhiều động lực để tăng trưởng, giai đoạn 2022 - 2025 có thể tăng trưởng khoảng 9%/năm; đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tôm có thể đạt 5 đến 6 tỷ USD. 

Mỹ chi gần 2 tỷ USD mua mặt hàng chiến lược này của Việt Nam, trong khi giảm mua của Trung Quốc và Thái Lan - Ảnh 6.

Sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất lớn.

Tuy nhiên, để đảm bảo tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp ngành tôm cần chú ý để vượt qua các rào cản ở các thị trường quan trọng như: Vụ kiện chống bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ; quy định kiểm tra của Nhật Bản đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam; sản phẩm tôm vào thị trường EU còn hạn chế do số lượng cơ sở nuôi đạt chuẩn chất lượng ASC (Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản) còn thấp. 

Sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất lớn như Ecuador và Ấn Độ. Tại Ecuador chỉ có 250 ngàn ha nuôi tôm, nhưng sản lượng tương đương Việt Nam. Do đó, giá thành tôm nuôi của Ecuador chỉ bằng 1/2- 1/3 của Việt Nam. Ecuador cũng đẩy mạnh và chiếm thị phần lớn tại thị trường Mỹ và gây không ít khó khăn cho tôm Việt Nam tại đây.

Giá thành nuôi tôm của Ấn Độ cũng thấp hơn Việt Nam từ 20-30%, bởi tôm được thả với mật độ thấp chỉ 30 60 con/m2 nên môi trường ít bị ô nhiễm, tỉ lệ sống cao, giá nhân công thấp. Ấn Độ cũng gây áp lực cạnh tranh rất mạnh với sản phẩm tôm của Việt Nam tại Mỹ.

Trong những năm qua, mặc dù tôm của Việt Nam có giá thành cao, nhưng vẫn xuất khẩu thành công do có công nghệ chế biến tôm đứng đầu thế giới, với nhiều mặt hàng cao cấp, giá trị gia tăng cao, hàng ăn liền. Tuy nhiên, lợi thế này nhiều khả năng sẽ không còn trong thời gian tới do các nước cung cấp tôm lớn khác cũng đang có xu hướng nâng cao giá trị gia tăng đối với sản phẩm tôm xuất khẩu. Do đó, ngành tôm của ta cần nghiên cứu thay đổi quy trình nuôi nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục