Ngân hàng UOB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý III/2023 tăng vọt

25/09/2023 15:55 GMT+7
Theo Ngân hàng UOB, Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 6,6% trong nửa cuối năm 2023. Và để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% cho năm 2023 tốc độ tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023 của Việt Nam sẽ phải đạt trung bình hơn 9,2% so với cùng kỳ.

Ngân hàng UOB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý III/2023 tăng vọt

Theo bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Thị trường toàn cầu của UOB, các dữ liệu được công bố cho đến nay cho thấy, tăng trưởng GDP thực tế trong Quý III/2023 có thể sẽ chưa thể mang lại sự lạc quan mạnh mẽ. 

Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng UOB nhắn mạnh rằng UOB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm là 5,2% cho năm 2023 và 6,0% cho năm 2024. Dự kiến mức tăng trưởng so với cùng kỳ trong Quý III/2023  là 5,6% và 7,6% trong Quý IV/2023. Điều này hàm ý Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 6,6% trong nửa cuối năm 2023. Ngược lại, để đáp ứng dự báo chính thức là 6,5% cho năm 2023 và với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm 2023 chỉ là 3,72%, tốc độ tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023 sẽ phải đạt trung bình hơn 9,2% so với cùng kỳ, đây là một thách thức rất lớn trong hoàn cảnh hiện tại.

Ngân hàng UOB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý III/2023 tăng vọt - Ảnh 1.

Ngân hàng UOB dự kiến mức tăng trưởng 5,6% so với cùng kỳ trong quý III năm 2023 và 7,6% trong quý IV năm 2023

Sau khi bắt đầu năm 2023 với tốc độ khá chậm, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong Quý I/2023 đã giảm xuống 3,28% so với cùng kỳ, từ mức 5,92% trong Quý IV/2022. Đà tăng trưởng của Việt Nam vẫn chưa phục hồi mạnh, phần lớn là do nhu cầu bên ngoài suy yếu cùng với lĩnh vực sản xuất chưa thực sự khởi sắc. Do đó, tăng trưởng kinh tế trong Quý II/2023 chỉ tăng 4,14% so với cùng kỳ, đạt tốc độ tăng trưởng lũy kế là 3,72% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức 6,46% trong nửa đầu năm 2022 cũng như mục tiêu tăng trưởng chính thức là 6,5%.

Xét về kết quả hoạt động của từng ngành, ngành sản xuất (bao gồm cả xây dựng), chiếm tỷ trọng khoảng 34% trong nền kinh tế, sau khi bước vào giai đoạn suy giảm đầu tiên kể từ Quý III/2021, Quý II/2023 đã đạt được mức tăng trưởng khoảng 1,1% so với cùng kỳ với đóng góp tích cực trong nửa đầu năm 2023. Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ (chiếm tỷ trọng 43%) đã khắc phục được một số điểm yếu từ khu vực bên ngoài, và đạt được mức tăng 6,1% so với cùng kỳ trong Quý II/2023 sau mức tăng 6,6% so với cùng kỳ trong Quý I/2023. Lĩnh vực dịch vụ đóng góp 2,7% điểm phần trăm, tương đương hơn 60% mức tăng trưởng chung trong nửa đầu năm 2023.

Nhìn xa hơn vào những kết quả này, triển vọng trong thời gian còn lại của năm có thể sẽ gặp nhiều thách thức vì những dữ liệu mới nhất được công bố chưa thật sự ấn tượng.

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Việt Nam đã quay trở lại mức trên 50 vào tháng 8 năm 2023 sau 5 tháng giảm liên tiếp (dưới 50) và mức thấp nhất (45,3 vào tháng 5) kể từ tháng 9 năm 2021 và là quốc gia có chỉ số kém nhất ở châu Á vào thời điểm đó. PMI của Việt Nam đã kém hơn PMI chung của khu vực ASEAN trong tháng thứ 12 liên tiếp.

Xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 9 trong 10 tháng qua (tháng 8 năm 2023:  giảm 8,5% so với cùng kỳ) trong khi nhập khẩu chứng kiến 10 tháng giảm liên tiếp (tháng 8 năm 2023: giảm 5,8% so với cùng kỳ). Nhu cầu bên ngoài suy yếu được thể hiện qua xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ (thị trường lớn nhất chiếm 28% tổng xuất khẩu), đã giảm 9 tháng trong 10 tháng qua (tháng 8 năm 2023: giảm 9,4%).

Ngược lại với khu vực được thúc đẩy từ bên ngoài, nhu cầu trong nước tương đối lạc quan hơn. Doanh số bán lẻ tiếp tục thể hiện tốt trong năm qua, với tổng thương mại bán lẻ cho thấy mức tăng 10% so với cùng kỳ vào tháng 8 năm 2023, được hỗ trợ bởi mức tăng hai chữ số trong chi tiêu và hoạt động liên quan đến du lịch. Lượng khách du lịch đến đã tăng tốc trong năm, đạt hơn 7,8 triệu lượt khách du lịch so với đầu năm vào tháng 8, điều đó có nghĩa là vào cuối năm 2023, lượng khách đến có thể phục hồi ít nhất 2/3 mức được ghi nhận vào năm 2019.

Tuy nhiên, với việc lĩnh vực dịch vụ chỉ bù đắp một phần cho tốc độ tăng trưởng chậm trong lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất.

Theo UOB, các yếu tố rủi ro bên ngoài cần được theo dõi sát sao bao gồm: Xung đột Nga-Ukraine và tác động của nó đối với giá năng lượng, lương thực và hàng hóa; Sự thay đổi và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, và 3) tốc độ phục hồi kinh tế của Trung Quốc.

Về mặt lạm phát, cả chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần và cơ bản của Việt Nam đều có xu hướng thấp hơn mục tiêu chính thức là 4,5%. Tuy nhiên, sự phục hồi trong 2 tháng của chỉ số CPI toàn phần sau xu hướng giảm kéo dài 6 tháng (tháng 8: tăng 2,96% so với cùng kỳ) cho thấy áp lực tăng giá vẫn là mối lo ngại, đặc biệt là với những đợt tăng giá dầu thô gần đây. Từ đầu năm cho đến tháng 8, lạm phát toàn phần của Việt Nam tăng khoảng 3,1% so với cùng kỳ, cao hơn mức 2,6% của cùng kỳ năm 2022. Trong cả năm, UOB nhận thấy áp lực lạm phát của Việt Nam sẽ có rủi ro gia tăng.

Q. Nguyễn
Cùng chuyên mục