Nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới Samsung lao đao vì dịch Covid-19
Nhưng tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp và lan rộng ra khắp thể giới buộc công ty này phải cân nhắc lại giá trị của chiến lược đưa ra trước đó. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến mức độ đa dạng hóa chuỗi cung ứng cần thiết nhằm bảo vệ việc kinh doanh và thị trường trước tình hình lây lan dịch bệnh.
Đại dịch buộc Samsung, nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới phải đối mặt với hai thách thức chính. Một là mối quan ngại nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giảm, nhất là với các sản phẩm điện tử mới, trong khi đó Samsung vừa cho ra mắt dòng Galaxy mới.
Thứ hai, chuỗi cung ứng ở châu Á chỉ vừa mới bắt đầu hoạt động trở lại sau khoảng thời gian dài đóng cửa, linh kiện chính vẫn có thể không đủ để đáp ứng, thậm chí ở các quốc gia ngoài Trung Quốc. Samsung từ trước đến nay luôn được coi là doanh nghiệp có mức độ phụ thuộc sản xuất ít tập trung vào chỉ một chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ điện thoại ngày càng giảm ở thị trường Trung Quốc được dự đoán sẽ kéo dài, phủ bóng đen lên thị trường tiềm năng nhất của Samsung.
D.J. Koh, Chủ tịch và Giám đốc điều hành bộ phận IT và giao tiếp điện thoại công ty này cho biết, dịch virus corona hiện đang khiến Samsung buộc phải xem xét lại dự đoán nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm mới ra mắt của công ty này. Trước đó, điện thoại di động được dự đoán là sản phẩm bán chạy trong năm nay, nhưng bùng nổ đại dịch và khả năng ảnh hưởng kéo dài của nó sẽ thay đổi điều này.
Mức độ ảnh hưởng được dự đoán kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí cả năm nay. Chuyên gia phân tích cho rằng doanh số bán điện thoại di động toàn cầu trong quý đầu có thể giảm khoảng ít nhất 7% so với cùng kì năm ngoái. Kì vọng thị trường phục hồi có thể sẽ không đến sớm, trong bối cảnh không có gì chắc chắn ở thời điểm này, và đại dịch tiếp tục tác động xấu đến xu hướng mua bán dụng cụ điện tử.
Bùng nổ đại dịch đã thay đổi không nhỏ quy trình sản xuất của Samsung, nhiều nhân viên được yêu cầu làm việc ở nhà, trong khi hệ thống theo dõi sức khỏe được lắp đặt và áp dụng trong các nhà máy và văn phòng. Nhân viên hiện chỉ đến trụ sở làm việc khi có vấn đề khẩn cấp.
Samsung cũng phải tạm thời đóng cửa nhà máy ở Hàn Quốc gần thành phố Deagu. Đây đồng thời là nơi sản xuất dòng máy Galazy Z Flip mới và một số máy Galazy S20. Giá cổ phiếu của Samsung cũng giảm, theo đà chung cùng với các ông lớn công nghệ khác ở Hàn Quốc như LG và nhà sản xuất con chip SK Hynix. Tuy nhiên chuỗi cung ứng đang dần được cải thiện, khi Trung Quốc chứng kiến dấu hiệu lạc quan hơn và nhiều nhà máy được lệnh làm việc trở lại. Nhưng các nhà máy này không thể đáp ứng đủ lượng linh kiện cần thiết nếu quy trình sản xuất không được hồi phục nhanh chóng.
Samsung dù chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, nhưng vẫn duy trì phụ thuộc vào linh kiện từ nguồn cung ứng Trung Quốc cho nhà máy ở Việt Nam và Ấn Độ. Do đại dịch lan rộng đến Mỹ và Châu Âu, các chuyên gia ước tính nhu cầu tiêu thụ sẽ ngày càng giảm mạnh hơn với dòng điện thoại mới của công ty này.
Trước đó, mức tiêu thụ điện thoại di động ở thị trường Trung Quốc trong quý 1 giảm tới 30%. Dù đa phần sản phẩm của Samsung được sản xuất ở Châu Á, tác động của đại dịch tới Mỹ và Châu Âu có thể tác động đến nhà máy sản xuất các sản phẩm khác của Samsung như TV và pin ở Châu Âu hay nhà máy sản xuất máy giặt ở Nam Carolina, Mỹ.