Nhập khẩu rau quả tăng mạnh chưa từng thấy

13/12/2022 14:31 GMT+7
Giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 11/2022 ước đạt 200 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 11 tháng năm 2022 lên 1,87 tỷ USD, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất siêu ngành rau quả giảm mạnh do xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng quá mạnh 

Ước tính, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 11/2022 đạt 340 triệu USD, tăng 9,8% so với tháng 10/2022 và tăng 30,5% so với tháng 11/2021. Trong 11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 3,1 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. 

Tháng 10/2022, trị giá xuất khẩu các chủng loại hàng rau quả đều tăng trưởng tốt, trừ mặt hàng lá. Trong đó, trị giá xuất khẩu chủng loại quả có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 187,7 triệu USD, tăng 38,4% so với tháng 10/2021; tiếp theo là chủng loại sản phẩm chế biến đạt 97,5 triệu USD, tăng 10,2%; hàng rau củ đạt 22,9 triệu USD, tăng 37,4%... 

Trong 10 tháng năm 2022, dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là chủng loại quả đạt 1,7 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2021. Triển vọng xuất khẩu chủng loại quả là rất lớn, bởi thị trường tiêu thụ chính chủng loại này của Việt Nam là Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường có hơn 1,4 tỷ dân với mức thu nhập ngày càng được nâng cao. Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu hơn 15 tỷ USD mặt hàng rau quả. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, với việc mở cửa cho hàng loạt trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ là động lực thúc đẩy xuất khẩu chủng loại quả vào năm 2023. 

Tiếp theo là chủng loại sản phẩm chế biến xuất khẩu trong 10 tháng năm 2022 đạt 841,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh nghiệp cần tập trung vào phân khúc sản phẩm chế biến, bởi đây là xu hướng của thị trường trong thời gian tới. Đại dịch Covid-19 cho thấy chuỗi cung ứng thực phẩm tươi dễ hư hỏng, chỉ phù hợp tiêu dùng nội địa, trong khi thực phẩm chế biến bảo quản được lâu nên đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng quốc tế. Thị trường trái cây và rau quả chế biến thế giới dự báo đạt khoảng 392 tỷ USD vào năm 2025 (theo dự báo từ Global Market Insights, Inc).

Nhập khẩu rau quả tăng mạnh chưa từng thấy - Ảnh 1.

Trong 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm 4,9%, nhưng nhập khẩu lại tăng chóng mặt, tới 38,9% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu rau quả tăng mạnh chưa từng thấy - Ảnh 2.

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Trong 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm 4,9%, nhưng nhập khẩu lại tăng chóng mặt, tới 38,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là sự gia tăng giá trị và sản lượng nhập khẩu rau quả từ thị trường Trung Quốc,

Giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 11/2022 ước đạt 200 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 11 tháng năm 2022 lên 1,87 tỷ USD, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất của Việt Nam ở cả hai chiều nhập và xuất mặt hàng rau quả. Trong 11 tháng, nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc lên tới 742 triệu USD, tăng mạnh tới 83,3% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần rau quả của Trung Quốc cũng tăng từ 29% của năm trước lên tới 39,7% trong năm nay.

Thị trường Hoa Kỳ đứng thứ hai với 254 triệu USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước và thị phần giảm từ 21% của năm trước xuống còn 16,7% trong năm nay. Australia đứng thứ 3 với giá trị 157 triệu USD trong 11 tháng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 11 tháng, Việt Nam cũng đã chi 122 triệu USD nhập khẩu rau quả từ New Zealand; 101 triệu USD nhập rau quả từ Myanmar; 62 triệu USD nhập khẩu rau quả từ Nam Phi và 45 triệu USD nhập khẩu rau quả từ Thái Lan… Hai nước có kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Việt Nam tăng mạnh là Nam Phi với mức tăng gần 70% và New Zealand tăng đến gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình trạng nhập khẩu rau quả tăng quá mạnh, trong khi xuất khẩu giảm đã khiến thặng dư thương mại của ngành hàng này bị kéo tụt giảm xuống chỉ còn 1,22 tỷ USD. Trong khi xuất khẩu rau quả năm 2021 đạt 3,52 tỷ USD, nhập khẩu rau quả là 1,45 tỷ USD, xuất siêu hơn 2 tỷ USD. 

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục