Quảng Nam: Đông Giang khai thác tiềm năng từ núi rừng để phát triển sản phẩm OCOP

18/09/2024 10:50 GMT+7
Sau 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp ở huyện miền núi Đông Giang (tỉnh Quảng Nam). Nhiều cây trồng, sản phẩm từ chỗ tự phát, manh mún đã trở thành sản phẩm hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao.

Ông AVô Tô Phương – Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết: "Chương trình OCOP trên địa bàn huyện đã có sự quan tâm vào cuộc của hệ thống chính trị các cấp trong chỉ đạo thực hiện và xem đây là giải pháp trọng tâm thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương. Nhận thức về chương trình của người dân, cộng đồng và các tổ chức có chuyển biến tích cực; số lượng, chất lượng sản phẩm cũng tăng theo từng năm".

Quảng Nam: Đông Giang khai thác tiềm năng từ núi rừng để phát triển sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng từ những đặc sản núi rừng để phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: T.H.

Giai đoạn 2018-2023, trên địa bàn huyện đã có 23 sản phẩm của 13 chủ thể được đánh giá công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao. Đặc biệt có 2 sản phẩm ớt muối A Riêu (Hợp tác xã Nông lâm nghiệp xã Mà Cooih) và Chè dây Zaréh (Hợp tác xã Nông nghiệp xã Tư) được công nhận sản phẩm 4 sao cấp tỉnh Quảng Nam.

Các sản phẩm OCOP của huyện Đông Giang đa phần là sản phẩm nông sản và sản phẩm chế biến từ nông sản. Sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Một số sản phẩm cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng về an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì thân thiện với môi trường, phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Thêm vào đó, các sản phẩm OCOP mang đặc trưng của địa phương đã góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, phát huy các làng nghề truyền thống, từ đó góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.

Quảng Nam: Đông Giang khai thác tiềm năng từ núi rừng để phát triển sản phẩm OCOP - Ảnh 2.

Đến nay, huyện Đông Giang đã có 23 sản phẩm của 13 chủ thể được đánh giá công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao. Ảnh: T.H.

Quảng Nam: Đông Giang khai thác tiềm năng từ núi rừng để phát triển sản phẩm OCOP - Ảnh 3.

Tuy nhiên các sản phẩm chủ yếu đáp ứng thị trường trong địa bàn huyện và các địa phương lân cận, chưa có sức cạnh tranh ở các thị trường lớn. Do đó, nhiều chủ thể OCOP đã có sự đầu tư cải tiến, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biến. Qua đó, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.

Nhiều chủ thể đã tham gia các đợt triển lãm, hội chợ trong và ngoài tỉnh để kết nối tiêu thụ, cũng như quảng bá sản phẩm trên các trang mạng. Nhờ đó đã mở rộng được thị trường, khách hàng ngày càng nhiều, doanh thu ngày càng cao như: Hộ kinh doanh Phạm Quốc Phòng đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm, Cơ sở sản xuất rượu và nông lâm sản Thu Thảo đạt khoảng 0,7 tỷ đồng/năm....

Qua đó giải quyết đầu ra sản phẩm ổn định, nâng cao giá trị sản phẩm cho người sản xuất, tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng sản xuất và xây dựng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài huyện kể cả trong nước. Đặc biệt, năng lực tổ chức sản xuất của các chủ thể OCOP được nâng cao, tự tin trong sản xuất kinh doanh.

Quảng Nam: Đông Giang khai thác tiềm năng từ núi rừng để phát triển sản phẩm OCOP - Ảnh 4.

Sản phẩm ớt muối A Riêu của huyện Đông Giang được công nhận OCOP 4 sao. Ảnh: T.H.

Quảng Nam: Đông Giang khai thác tiềm năng từ núi rừng để phát triển sản phẩm OCOP - Ảnh 5.

"Chương trình OCOP đang tạo ra những bước ngoặt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước làm thay đổi tư duy, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế từ núi rừng để phát triển thành sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho chủ thể và người lao động, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Giang...", ông AVô Tô Phương – Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho hay.

Trần Hậu
Cùng chuyên mục