Quảng Ngãi: Huyện “đội sổ” đã thăng hạng vươn lên vị trí áp chót bảng giải ngân đầu tư công

16/09/2023 10:44 GMT+7
Có tỷ lệ giải ngân đến đầu tháng 9/2023 đạt 19%, từ vị trí “đội sổ” của 6 tháng đầu năm, huyện Mộ Đức đã thăng hạng và vươn lên đứng áp chót, đẩy “đầu tàu kinh tế” của tỉnh là TP.Quảng Ngãi, xuống vị trí cuối bảng.

Thoát "đáy" thành công

Sở KHĐT Quảng Ngãi đã có báo cáo tổng hợp tình hình giải ngân đầu tư công (tính đến ngày 31/8 và ước đến ngày 30/9/2023), gửi cấp thẩm quyền tỉnh.

Quảng Ngãi:
Huyện “đội sổ” đã thăng hạng vươn lên vị trí áp chót bảng giải ngân đầu tư công
 - Ảnh 1.

UBND huyện Mộ Đức. Ảnh nguồn internet.

Theo báo cáo này, trong số 13 huyện, thị và thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, với tỷ lệ giải ngân (không bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia) đạt 69%, huyện miền núi Sơn Tây tiếp tục giữ vững ngôi đầu bảng xếp hạng; huyện Nghĩa Hành đứng vị trí thứ nhì, với tỷ lệ giải ngân đạt 60% và đứng thứ 3 là huyện Lý Sơn, với tỷ lệ 59%.

Đối với số địa phương nằm "tốp" dưới kết quả giải ngân đầu tư công (không bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia) 6 tháng đầu năm 2023, hiện đã có sự thay đổi vị trí trong bảng xếp hạng tính đến tháng 9 cùng năm.

Cụ thể, từ vị trí "đội sổ" (trong xếp hạng 6 tháng đầu năm 2023), có kết quả giải ngân đến tháng 9 cùng năm đạt tỷ lệ 19%, huyện Mộ Đức đã được thăng hạng và vươn lên đứng áp chót, đẩy "đầu tàu kinh tế" của tỉnh là TP.Quảng Ngãi, xuống vị trí cuối bảng (đạt tỷ lệ 18%).

Tuy nhiên đối với kết quả giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (tính đến ngày 31/8/2023), thì huyện Mộ Đức là địa phương "đội sổ"; đứng áp chót là TP.Quảng Ngãi, với tỷ lệ đạt 24%.

Cụ thể theo số liệu đã được Sở KHĐT tỉnh Quảng Ngãi tổng hợp, có 8/18 đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của nguồn vốn CTMTQG (45,7%), thì tỷ lệ giải ngân của huyện Mộ Đức chỉ đạt 22%.

Quảng Ngãi:
Huyện “đội sổ” đã thăng hạng vươn lên vị trí áp chót bảng giải ngân đầu tư công
 - Ảnh 3.

TP.Quảng Ngãi thay vị trí huyện Mộ Đức nằm ở cuối bảng. Ảnh: Công Xuân.

Các đơn vị còn lại (tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của nguồn vốn CTMTQG là 45,7%), đạt dưới 40%, như Sở NN&PTNT (4%), Sở VH-TT&DL (25%), Sơn Tịnh (29%), Bình Sơn (38%)…

Sở KHĐT báo cáo gì về nguyên nhân?

Trên cơ sở tổng hợp trình bày của các đơn vị, Sở KHĐT tỉnh Quảng Ngãi đã nêu rõ nguyên nhân giải ngân (tính đến ngày 31/8 và ước đến ngày 30/9/2023) đạt thấp.

Cụ thể, hiện nay các quy định, quy trình của một dự án đầu tư công đã cơ bản đầy đủ, tuy nhiên thời gian để thực hiện đầu tư dự án mới (đầy đủ một quy trình) rất dài và quá nhiều thủ tục (lựa chọn, khảo sát dự án; lập, thẩm định, phê duyệt Chủ trương đầu tư và đưa vào kế hoạch trung hạn, sau đó lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư để giao kế hoạch vốn năm).

Quảng Ngãi:
Huyện “đội sổ” đã thăng hạng vươn lên vị trí áp chót bảng giải ngân đầu tư công
 - Ảnh 4.

Quy trình thủ tục để triển khai khởi công, xây dựng dự án và công trình,quá phức tạp và mất nhiều thời gian. Ảnh: Công Xuân.

Sau khi được giao vốn, thì các dự án mới bắt đầu triển khai các bước lựa chọn nhà thầu, trong đó từ khâu tư vấn lập dự án, lập thiết kế bản vẽ thi công, đấu thầu.

Vì vậy các giá trị thực hiện ở giai đoạn này, chủ yếu là thanh toán khối lượng hoàn thành phần tư vấn, thanh toán phần xây lắp cho gói thầu chuyển tiếp...

Một nguyên nhân khác đó là vướng mắc về bồi thường và GPMB. Theo đó thủ tục thực hiện thu hồi đất, bồi thường, di dời và tái định cư của các dự án thường kéo dài rất lâu do quy trình (thủ tục bồi thường, hỗ trợ) phức tạp, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án và phát sinh chi phí.

Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đảm bảo để nhập TABMIS. Cụ thể trong 8 tháng đầu năm 2023, nguồn thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đạt thấp, nên mới chỉ nhập vốn trên hệ thống TABMIS là 599,897 tỷ đồng, bằng 24% so với kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao (2.500 tỷ đồng).

Quảng Ngãi:
Huyện “đội sổ” đã thăng hạng vươn lên vị trí áp chót bảng giải ngân đầu tư công
 - Ảnh 6.

Sở KHĐT tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Công Xuân.

Chưa chuẩn xác trong xây dựng kế hoạch và triển khai dự án của một số chủ đầu tư. Cụ thể việc lập kế hoạch vốn không sát với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm, công tác lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư chậm trễ, nên đến giữa năm vẫn chưa giao hết kế hoạch vốn cho các dự án khởi công mới.

Công Xuân
Cùng chuyên mục