Tập đoàn công nghiệp lớn nhất Đức cần 6.000 nhân viên chất lượng cao tại Việt Nam

22/04/2023 17:30 GMT+7
Ông Dominik Meichle, Tổng giám đốc Tập đoàn Bosch Việt Nam cho biết đang 6.000 nhân viên tại các xưởng chất lượng cao với 3 trung tâm công nghệ cao.

Tại Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài sáng nay (22/4), ông Dominik Meichle, Tổng giám đốc Tập đoàn Bosch Việt Nam cho biết, trong năm 2022, Bosch đã thiết lập một doanh nghiệp thứ 3 về đồ gia dụng để bảo đảm cung ứng nhu cầu của thị trường sở tại.

Sắp tới, Tập đoàn này sẽ tăng cường quy mô 6.000 nhân viên trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển chất lượng cao. đại diện Bosch tiết lộ, sẽ tính đến việc mở rộng sang lĩnh vực khác, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao, logistic. Nền kinh tế toàn cầu đang trải qua thời kỳ khó khăn với hàng loạt những vấn đề và khủng hoảng, cạnh tranh rất cao của các quốc gia. Tuy nhiên, mọi vấn đều tiềm ẩn cơ hội. Tổng giám đốc Tập đoàn Bosch Việt Nam tin rằng Việt Nam sẽ có cơ hội để nổi lên.

Tập đoàn công nghiệp lớn nhất Đức cần 6.000 nhân viên chất lượng cao tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Dominik Meichle, Tổng giám đốc Tập đoàn Bosch Việt Nam: Chúng tôi tin rằng phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để tạo dựng canh tranh quốc gia - Ảnh: VGP

"Để đạt được điều này, tôi xin nêu ra một số đề xuất. Thứ nhất, về phát triển nguồn nhân lực, tại Bosch có một khẩu hiệu, đó là con người tạo giá trị. Tuần này, chúng tôi có một dấu mốc lớn 15 năm các doanh nghiệp, xí nghiệp chất lượng cao và 10 năm chương trình đào tạo chất lượng cao… Chúng tôi tin rằng phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để tạo dựng canh tranh quốc gia và đề nghị Chính phủ tích cực đóng vai trò đi đầu để điều phối hệ sinh thái giữa các doanh nghiệp, giới học thuật và các bên liên quan để thúc đẩy hoạt động cải thiện một cách cụ thể nguồn nhân lực cũng như cung cấp tài chính cho lĩnh vực này. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ với những kinh nghiệm của mình'', ông Dominik Meichle nói.

Thứ hai, tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán được. Việt Nam tham gia trụ cột thứ 2 của OECD về thuế suất tối thiểu toàn cầu và điều này sẽ ảnh hưởng đến mức thuế ưu đãi của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư. Đồng thời ảnh hưởng toàn diện đến hiệu quả của các nhà đầu tư và một ảnh hưởng đó là tính minh bạch của chính sách.

Theo đó, đại diện Tập đoàn Bosch Việt Nam đề xuất Chính phủ đánh giá lại các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp hỗ trợ thay thế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình sau khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu. Điều này sẽ giúp giữ chân doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn và sức cạnh tranh ngày càng cao trên toàn cầu.

"Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực nhân lực chất lượng cao, đầu tư nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên còn một số khó khăn như quy định hạn chế về nhập khẩu thiết bị, khiến khó nhập khẩu thiết bị cho nghiên cứu phát triển. Bosch cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các bộ ngành liên quan để giải quyết vấn đề giúp Việt Nam trở thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển toàn cầu", ông Dominik Meichle nói.


O.L
Cùng chuyên mục