Thanh khoản ảm đạm, VN-Index duy trì trạng thái giằng co

23/10/2024 16:11 GMT+7
VN-Index hôm nay (23/10) duy trì trạng thái giằng co và đóng cửa giao dịch trong sắc xanh với mức tăng 1,01 điểm lên gần 1.271 điểm. Tại sàn Hà Nội, chỉ số tăng 1 điểm lên 226,5 điểm.

Tại thời điểm kết phiên, thị trường có 27 mã tăng trần, 420 mã tăng điểm, 294 mã giảm điểm và 853 mã đứng tham chiếu. Tính riêng rổ VN30 ghi nhận 11 mã giảm và 14 mã tăng.

Trên sàn HoSE, khối lượng khớp lệnh ghi nhận 535,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị khớp lệnh đạt hơn 12.862 tỷ đồng, giảm mạnh so với phiên trước đó.

Thanh khoản ảm đạm, VN-Index duy trì trạng thái giằng co - Ảnh 1.

Nguồn: Vietstock.

Trong đó, VIC, FPT, STB, TPB, MSN... là những mã hỗ trợ cho chỉ số chung với 2,89 điểm tăng. Ngược chiều, VHM, BID, HPG, GVR, MWG, GAS.. là những mã tác động tiêu cực là lấy đi 3,31 điểm của chỉ số chung.

Ở nhóm ngân hàng ngoài STB và TPB, còn có 5 sắc xanh nhạt tại MSB, LPB, NAB, CTG và VCB, nhiều hơn phiên sáng 3 sắc xanh. Trong khi đó, các mã đóng cửa ở tham chiếu như EIB, HDB, TCB, ACB, MBB. chiều còn lại, hầu hết các mã giảm nhẹ dưới 0.8%.

Đối với nhóm bất động sản, mã DIG hạ nhiệt, ghi nhận tăng 3,46% lên 20.950 đồng. Trong khi đó, SGR +3,59%, đứng mức 43.300 đồng, PDR + 3,35% lên 21.600 đồng, NLG +3,01% lên 39.300 đồng… Trong khi mã tăng mạnh thứ 3 trong nhóm phiên sáng là VRC -0,92% xuống 7.500 đồng.

Trong khi đó, cổ phiếu công nghệ thông tin là nhóm có đà tăng mạnh nhất với 0,76% chủ yếu đến từ các mã FPT +0,83%, POT +6,75% và ITD +0,37%.

Theo sau là ngành tiêu dùng thiết yếu và ngành công nghiệp với mức tăng lần lượt là 0,5% và 0,41%. Ở chiều ngược lại, ngành nguyên vật liệu có mức giảm mạnh nhất thị trường với -0,21% chủ yếu đến từ mã HPG (-0,75%), DGC (-0,09%), GVR (-0,74%) và DPM (-0,15%).

Tính tổng 3 sàn, khối ngoại giảm bán ròng về dưới 100 tỷ đồng, trong đó, FUEVFVND, VHM, HPG, SHS, KBC... vẫn là những mã xả nhiều. Riêng sàn HoSE, giá trị bán ròng về mức hơn 4 tỷ đồng.

CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cho rằng, áp lực tỷ giá và hành động khởi động lại kênh tín phiếu, hút tiền về của NHNN (SBV) trong hai phiên vừa qua đã tác động tới tâm lý của giới đầu tư khiến áp lực bán gia tăng.

Chỉ số VN-Index có phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp, đây cũng là phiên đáng chú ý khi biên độ giảm lớn và thanh khoản có sự gia tăng đáng kể. Khối lượng khớp lệnh trên HSX có sự bứt phá, vượt mức trung bình 20 phiên (+3,7%) sau 12 phiên thấp hơn.

Giảm với biên độ mạnh và có sự đi kèm với thanh khoản cho thấy áp lực bán đang có chiều hướng gia tăng và khả năng có thể kéo dài trong các phiên tới để hướng về hỗ trợ 1.250-1.255 điểm.

Ở thời điểm hiện tại, việc quản trị rủi ro cần được ưu tiên hơn sau phiên giảm mạnh hôm nay, hạn chế việc mua bình quân giá xuống và căn bán từng phần ở các mã cổ phiếu trong danh mục vi phạm đến tiêu chí quản trị rủi ro.

Linh Anh
Cùng chuyên mục