Thị trường chứng khoán 22/4: Biến động giá có thể tiêu cực
Các công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Công ty chứng khoán MBS và Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) khá lo ngại cho thị trường chứng khoán 22/4.
TVSI: Bên bán áp đảo
VN-Index đóng cửa tại 766,84 điểm, giảm 28,13 điểm. Thị trường chịu áp lực bán mạnh trong phiên sáng và đầu giờ chiều trước khi chuyển sang trạng thái dao động giằng co tại vùng giá thấp trong thời gian còn lại của phiên giao dịch.
Hiệu ứng tiêu cực lan tỏa khiến độ rộng thị trường nghiêng mạnh về số mã giảm giá. Trong đó nhiều nhóm cổ phiếu giảm sàn và gần sàn như Dầu khí, Ngân hàng, Dệt may, …
Thanh khoản đạt 5.120 tỷ, tăng 17,38% lên mức cao nhất 6 tháng gần nhất. Sự gia tăng mạnh của thanh khoản trong phiên giảm sâu cho thấy sự áp đảo của bên bán.
Trong những phiên tới, VNIndex nhiều khả năng sẽ duy trì diễn biến giảm điểm. Chỉ số có thể sẽ lui về vùng hỗ trợ 700 – 730 điểm trước khi có phản ứng phục hồi.
Chúng tôi cho rằng NĐT chưa nên vội giải ngân ở vùng giá hiện tại. Vùng hỗ trợ gần nhất 700 – 730 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo 640 – 670 điểm. Vùng kháng cự 780 – 810 điểm.
Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:
Nhóm Ngân giảm mạnh trên diện rộng. Áp lực bán tăng mạnh trở lại sau khi đà hồi phục của nhóm đã cho dấu hiệu suy yếu. Biến động giá trong một vài phiên tới có thể khá tiêu cực, tuy nhiên chúng tôi cho rằng diễn biến giá của nhóm Ngân hàng sẽ chuyển sang trạng thái đi ngang trong thời gian tới.
Nhóm Dầu khí giảm sàn ở nhiều cổ phiếu. Giá dầu giảm mạnh cũng như thị trường chung giảm điểm đã tác động tiêu cực tới biến động giá của nhóm. Diễn biến giảm giá dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong những phiên tới.
Nhóm Dệt may giảm mạnh. Diễn biến điều chỉnh đã hình thành trước khi thị trường giảm mạnh phiên hôm nay. Do đó trong bối cảnh thiếu vắng yếu tố hỗ trợ, sắc đỏ dự báo vẫn sẽ là màu chủ đạo của nhóm trong những phiên tới.
BVSC: Chịu áp lực giảm điểm
Vn-Index dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm và có thể lùi về vùng hỗ trợ 700-730 điểm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý rằng, thị trường có thể sẽ xuất hiện các phiên hồi phục kỹ thuật đan xen trong quá trình giảm điểm.
Điểm tiêu cực hiện tại vẫn đến từ hoạt động bán ròng mạnh và kéo dài của khối ngoại. Ngoài ra, ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận quý I và đặc biệt là quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết không đạt như kỳ vọng, qua đó khiến cho áp lực chốt lời có thể gia tăng mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu đã trải qua một nhịp hồi phục mạnh và giá hiện đang tiếp cận các vùng kháng cự.
Chiến lược đầu tư:
- Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 15-20% cổ phiếu.
- Sau khi đã thực hiện bán chốt lời tại vùng 790-820 điểm, nhà đầu tư tạm thời đứng ngoài quan sát. Đối với các nhà đầu tư vẫn còn các vị thế ngắn hạn, có thể tận dụng các nhịp bulltrap của thị trường trong một vài phiên kế tiếp để canh bán.
MBS: Bùng nổ thanh khoản
Thị trường chứng khoán trong nước hôm qua không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường chứng khoán thế giới. Áp lực giảm trên diện rộng và việc khối ngoại vẫn duy trì mạch bán ròng đã khiến thị trường giảm mạnh, đặc biệt là nhóm VN30.
Thanh khoản thị trường tiếp tục bùng nổ với giá tṛi khớp lệnh đạt gần 5.120 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày 11/10/2018. Nhu cầu chốt lời ngắn hạn sau chuỗi tăng hơn 3 tuần đã khiến thanh khoản lên cao. Giao dịch khối ngoại diễn ra không mấy tích cực khi họ tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 247 tỷ đồng.
Thị trường điều chỉnh giảm là điều đã được giới đầu tư chờ đợi vì sau hơn 3 tuần tăng liên tiếp, các cổ phiếu đã có mức tăng bình quân từ 20 đến 30% sẽ kích thích các nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận.
Đây cũng là phiên điều chỉnh rõ nét nhất kể từ cuối tháng 3 khi thị trường bước vào đợt tăng ngắn vừa qua, nguyên nhân có thể đến từ yếu tố kỹ thuật và giá dầu sụt giảm mạnh đêm qua. Thanh khoản được đẩy lên mức cao nhất 1,5 năm và luôn có những ý kiến trái chiều giữa người bán và người mua. Dẫu vậy thì điều cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, không bình quân giá, đưa tỷ trọng về mức cân bằng hoặc thấp.