Trồng loại cây an thai, quả khô bán gần 1 triệu/kg, bà con miền núi đếm tiền mỏi tay
Sa nhân thuộc loại cây thân thảo cao khoảng hai đến ba mét, nhìn gần giống như cây riềng nhưng rễ không phát triển thành củ mà bò lan dưới lớp đất mỏng, có khi nổi lên trên mặt đất.
Lá mọc so le có bẹ dài, phiến lá hình trái xoan, mặt lá xanh thẫm, láng bóng. Hoa mầu trắng, đốm tía, mọc thành chùm. Quả cuống ngắn có gai, hình tròn hoặc bầu dục có ba ô mang ba khối hạt mầu nâu sẫm, mùi thơm nồng.
Theo y học cổ truyền, cây sa nhân (hay còn được gọi là súc sa mật) là cây thuốc quý vì có giá trị dược liệu cao, có tác dụng trong việc hành khí, giúp điều trung, hòa vị, kích thích tiêu hóa, an thai, giảm đau nhức sâu răng…
Ngoài công dụng làm dược liệu, cây sa nhân còn dùng chiết xuất tinh dầu làm hương liệu gia vị thực phẩm, nước hoa, dầu gội…
Cây sa nhân thường được trồng xen dưới tán rừng, tốn ít công chăm sóc; trồng sau 2-3 năm bắt đầu cho thu hoạch, nếu chăm sóc tốt, có thể thu hoạch trong thời gian 10-12 năm.
Cây sa nhân được trồng vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 9, sau 2-3 năm, cây cao khoảng hai đến ba mét, hình thức nhìn gần giống cây riềng, nhưng rễ không phát triển thành củ mà bò lan dưới đất; lá mọc so le có bẹ dài, phiến lá hình trái xoan, mặt lá xanh thẫm, láng bóng; hoa mầu trắng, đốm tía, mọc thành chùm; quả cuống ngắn có gai, hình tròn hoặc bầu dục có ba ô mang ba khối hạt mầu nâu sẫm, mùi thơm nồng.
Nhờ đặc tính "sinh trưởng nhảy", do rễ cây xiên ngang mặt đất và nảy chồi phát tán thành cụm, nên cây sa nhân phát triển rất nhanh, sau 2 năm, cây sa nhân đã bắt đầu cho quả và khoảng từ 3 đến 4 năm cây sẽ phủ kín mặt đất, lấn át tất cả các cây dại khác.
Với lợi thế về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu cũng như tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn đã trồng loại cây này để thoát nghèo.
Ông Lý Vần Híu là một trong những người trồng cây sa nhân đầu tiên ở thôn Cán Tỷ (xã Bản Xèo, huyện Bát Xát, Lào Cai). Nhờ tìm hiểu kỹ về cây sa nhân ngay từ đầu nên ông không gặp bất kỳ khó khăn nào về việc trồng và chăm sóc.
Diện tích sa nhân tím mới trồng của gia đình ông sinh trưởng và phát triển tốt, sau 1 năm đã cho hoa và quả. Ông Híu tâm sự: Ngày đó, thấy cây sa nhân hợp với thổ nhưỡng địa phương nên tôi quyết định vay tiền mua thêm cây giống về trồng. Cây sa nhân tím của gia đình tôi được trồng chủ yếu ở rừng sản xuất. Diện tích hiện nay gần 2 ha, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Xã Phìn Ngan được mệnh danh là "thủ phủ" sa nhân của tỉnh với tổng diện tích gần 200 ha, trong đó khoảng 150 ha cho thu hoạch. Năm 2019, người dân Phìn Ngan thu gần 20 tỷ đồng từ cây sa nhân tím, trong đó gần 18 tỷ đồng là tiền bán quả tươi, số còn lại là bán cây giống cho người dân trong và ngoài tỉnh.
Không chỉ bán quả, người dân Bát Xát còn phân phối cây giống cho nhiều địa phương khác trong và ngoài tỉnh với số lượng lớn. Giá cây sa nhân tím dao động khoảng 3.000 - 6.000 đồng/cây, tùy thuộc vào kích thước, mẫu mã.
Ông Phào Seo Phà, người dân tộc Mông, ở thôn Cán Hồ, xã Tung Chung Phố (Mường Khương), có 7.000 gốc sa nhân tím cho thu hoạch ổn định, thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.
Nhờ cây sa nhân tím, từ một hộ nghèo trong thôn, nay gia đình ông Phà đã thoát nghèo, xây được ngôi nhà khang trang và mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt có giá trị. Học theo gương ông Phà, nhiều hộ dân trong xã đã nhân giống và trồng sa nhân tím, cây đều phát triển tốt, mang lại thu nhập cao.
Tại Sơn La, với mục tiêu đa dạng các loại cây trồng để tăng thu nhập cho người dân, xóa đói, giảm nghèo bền vững, tháng 6/2010, xã Phổng Lái (Thuận Châu) đã đưa cây sa nhân vào trồng thử nghiệm dưới tán rừng với quy mô 3 ha.
Xã Phổng Lái có diện tích tự nhiên 9.210 ha, trong đó diện tích rừng đạt 60% và được giao cho 19 tổ chức, 22 nhóm hộ, 674 hộ gia đình quản lý bảo vệ, đây là điều kiện thuận lợi để Phổng Lái mở rộng diện tích trồng sa nhân.
Đến nay, xã có trên 200 ha sa nhân, chủ yếu trồng dưới tán rừng, trong đó 180 ha đã cho thu hoạch, năng suất trung bình 4 tạ/ha; bình quân 1 ha sa nhân xanh có thể cho thu từ 150 - 200 kg quả khô/năm.
Quả sa nhân là một vị thuốc có giá trị, được các tiểu thương thu mua thường xuyên, giá bán hiện nay ra thị trường khoảng 500.000 - 700.000 đồng/kg quả khô.
Gia đình ông Sùng Và Dềnh, bản Cổng Chặp, một trong những hộ tiên phong trồng cây sa nhân tại xã Phổng Lái, từ vài trăm gốc sa nhân ban đầu, đến nay gia đình ông Dềnh đã có 3 ha sa nhân, chủ yếu trồng dưới tán rừng, trung bình mỗi năm thu gần 100 triệu đồng từ cây sa nhân.
Cây sa nhân có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nên được nhiều địa phương đưa vào trồng ngày càng nhiều và đang trở thành cây xóa đói, giảm nghèo cho bà con miền núi.