Vì sao Việt Nam phải bỏ hàng tỷ USD để nhập khẩu ngô?
Việt Nam phải bỏ hàng tỷ USD để nhập khẩu ngô
Nhập khẩu ngô 10 tháng năm 2022 trị giá trên 2,65 tỷ USD. Trong đó, riêng tháng 10/2022 đạt 870.931 tấn, tương đương 283,56 triệu USD, giá trung bình 325,6 USD/tấn, tăng 8,9% về lượng, tăng 2,6% kim ngạch nhưng giá giảm 5,8% so với tháng 9/2022; so với tháng 10/2021 thì tăng 7,1% về lượng, tăng 21,2% về kim ngạch và tăng 13% về giá.
Argentina là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022, chiếm 66% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 4,97 triệu tấn, tương đương trên 1,76 tỷ USD, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2021, với mức tăng tương ứng 4,9%, 24,2% và 18,5%; riêng tháng 10/2022 đạt 662 tấn, tương đương 214,95 triệu USD, giá 324,4 USD/tấn, giảm 4,5% về lượng, giảm 8,6% kim ngạch so với tháng 9/2022, giá giảm 4,4%; so với tháng 10/2021 tăng 10% về lượng, tăng 2,1% về kim ngạch, giá tăng 13,5%.
Ngoài ra, nhập khẩu ngô từ thị trường Ấn Độ 10 tháng đầu năm 2022 đạt 678.262 tấn, tương đương 223,92 triệu USD, giá 330 USD/tấn, chiếm 9% trong tổng lượng và chiếm 8,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 37,9% về lượng, giảm 27% về kim ngạch nhưng giá tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu ngô từ thị trường Brazil 10 tháng đầu năm 2022 đạt 579.885 tấn, tương đương 191,98 triệu USD, giá 331 USD/tấn, chiếm trên trên 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 60,7% về lượng, giảm 42,6% về kim ngạch nhưng giá tăng mạnh 46,3% so với 10 tháng năm 2021.
Hiện, Việt Nam phụ thuộc đến gần 70% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương… từ các nguồn nhập khẩu. Trong đó, ngô là một trong những nguyên liệu được Việt Nam tăng cường nhập khẩu.
Thời điểm này, gần như 100% doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đều nhập khẩu ngô ở Brazil, Ấn Độ, Argentina, Hoa Kỳ, Thái Lan… Đây là nước trồng ngô biến đổi gen với diện tích lớn và chất lượng cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Đặc biệt với chất lượng vượt trội, khi đưa những giống ngô này vào sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng sẽ cho chất lượng tốt hơn. Ví dụ, năng suất ngô của Việt Nam chỉ 4,8 tấn/ha nhưng của các nước sử dụng nguồn giống chuyển gen, năng suất tới 9 tấn/ha.
Ngoài chất lượng, giá rẻ, doanh nghiệp Việt ưa nhập khẩu ngô còn do tính chất hàng hóa của các nước xuất khẩu cao nên có thể nhập được với số lượng lớn. Trong khi hiện Việt Nam không chỉ cần ngô để sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà ngay ngành thủy sản cũng cần ngô biến đổi gen để sản xuất thức ăn cho tôm, cá.
Việc nhập khẩu một lượng lớn ngô về làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã khiến cho nhiều người tiếc nuối vì mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hàng tỷ USD mua ngô. Số tiền này thậm chí còn gần bằng số tiền Việt Nam thu được từ xuất khẩu gạo.
Để chủ động phần nào nguồn ngô, Việt Nam cần khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi liên kết người sản xuất, các HTX để hình thành các chuỗi, đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi.
Nhà nước cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế huy động nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm từ ngô, trong đó ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về sản xuất, sấy, bảo quản ngô…
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT và các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để chủ động một phần.
Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tập đoàn De Heus (Hà Lan) phối hợp với Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi xây dựng các hợp tác xã trồng sắn và ngô tại các tỉnh Tây Nguyên để đảm bảo thu mua khép kín phục vụ trực tiếp cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
"Việt Nam sẽ tập trung vào trồng ngô sinh khối, tập trung chế biến 1,5 triệu tấn phế phụ phẩm nông nghiệp để chuyển làm thức ăn cho đại gia súc, từ đó tiết kiệm được ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi...