Việt Nam có vị thế tốt để đón đầu xu hướng tăng giá của gạo
Triển vọng ngành gạo theo đà tăng giá...
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, xu hướng rõ nết nhất hiện nay là giá gạo đang tăng cao do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo. Ngày 08/09/2022, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm (chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu) và đánh thuế 20% đối với các loại gạo khác (trừ gạo basmati và gạo đồ) (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu). Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia và đóng góp khoảng 36,7% thương mại gạo toàn cầu, do đó, bất kỳ sự sụt giảm nào về khối lượng xuất khẩu cũng sẽ gây áp lực lên giá gạo.
Trong khi đó, nguồn cung gạo toàn cầu đang phải đối mặt rủi ro do tình trạng thời tiết khắc nghiệt ở các nước xuất khẩu lớn. Thời tiết khắc nghiệt gần đây tại các nước xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á, nơi chiếm khoảng 90% sản lượng gạo thế giới, có khả năng làm giảm năng suất và sản lượng trong năm nay. Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đã phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng tại 7 tỉnh, khiến sản lượng gạo của quốc gia này có thể bị giảm và dự kiến sẽ phải tăng nhập khẩu gạo lên mức kỷ lục là khoảng 6 triệu tấn vào niên vụ 2022/23.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tồn kho gạo toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm khi dự báo tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ trong giai đoạn 2022-2023 (tỷ lệ hàng tồn kho trên tiêu thụ) chỉ ở mức 34,4% (so với mức trung bình 36,6% của giai đoạn 2018-2022).
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, chiếm khoảng 7,8% thương mại gạo toàn cầu; và là nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc với 24,5% thị phần. Giá gạo Ấn Độ với mức thuế cao hơn sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh và có khả năng khiến người mua chuyển hướng sang gạo Thái Lan và Việt Nam.
Chính phủ Thái Lan đang tìm kiếm giải pháp để hỗ trợ người nông dân trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan chiếm 20,6% tổng giao dịch thương mại toàn cầu.
Khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo vào năm 2007, giá gạo toàn cầu cũng đã tăng lên mức cao kỷ lục khoảng 1.000 USD/tấn. Kể từ đầu năm 2021, giá gạo đã điều chỉnh khoảng 45% so với mức đỉnh, gần 570 USD/tấn trong 6 tháng và sau đó dao động trong khoảng 390 – 490 USD/tấn trong khoảng thời gian từ T9/2021 đến nay bất chấp giá thực phẩm tăng cao. VNDIRECT quan sát thấy rằng giá gạo bắt đầu tăng sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ.
Thực tế, nguồn cung gạo toàn cầu đối mặt rủi ro do tình trạng thời tiết khắc nghiệt ở các nước xuất khẩu lớn. Khác với các loại hạt khác, giá gạo đi ngược lại xu hướng tăng giá lương thực trong hai năm qua nhờ mùa vụ bội thu và trữ lượng tồn kho lớn tại các nước xuất khẩu. Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt gần đây ở các nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á (nơi sản xuất khoảng 90% sản lượng gạo thế giới) có khả năng làm thay đổi xu hướng giá. Thiếu mưa ở Ấn Độ, hạn hán ở Trung Quốc và lũ lụt ở Bangladesh đã hạn chế năng suất và chắc chắn làm giảm sản lượng trong năm nay.
Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đang xảy ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại 7 tỉnh, dẫn tới việc sản lượng sản suất gạo nước này có thể bị sụt giảm từ 3-6% trong năm 2022. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tồn kho toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm khi dự báo tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ trong giai đoạn 2022-2023 (tỷ lệ hàng tồn kho trên tiêu thụ) chỉ ở mức 34,4% (so với mức trung bình 36,6% của giai đoạn 2018-2022). Mặt khác, theo VNDIRECT nhu cầu gạo lại đang tăng lên.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Trung Quốc dự kiến sẽ tăng nhập khẩu gạo lên mức kỷ lục 6 triệu tấn trong năm 2022/2023 do giảm năng suất. Bên cạnh đó, đã xuất hiện sự gia tăng bảo hộ mậu dịch của các nước trên thế giới nhằm đảm bảo an ninh lương thực từ khi những tranh chấp địa chính trị gần đây xảy ra. Có thể kể đến các lệnh cấm xuất khẩu lương thực bao gồm lúa mì và đường từ Ấn Độ, dầu cọ từ Indonesia. Các nước nhập khẩu thực phẩm như Philippines đang cố gắng tăng lượng tồn kho dự trữ. Vì vậy, các chuyên gia VNDIRECT tin rằng gạo có thể chịu áp lực tăng giá thêm nữa trong thời gian tới.
Việt Nam có vị thế tốt để đón đầu xu hướng tăng giá của gạo
Việt Nam có vị thế tốt để đón đầu xu hướng tăng giá của gạo. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, với 7,8% giao dịch thương mại toàn cầu; và là nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc với 24,5% thị phần. Giá gạo Ấn Độ đang có vị thế cạnh tranh yếu hơn do chịu mức thuế cao hơn, từ đó thúc đẩy người mua chuyển hướng sang gạo của Thái Lan và Việt Nam.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, giá trị và sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam lần lượt đạt 2,3 tỷ USD (+9,9% so với cùng kỳ) và 4,8 triệu tấn (+20,7% so với cùng kỳ). Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, sau Philipines, chiếm 12% tổng xuất khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm 2022. Chính phủ Thái Lan đang tìm kiếm giải pháp để hỗ trợ người nông dân trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Cụ thể, Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan cho biết, mặc dù nông dân trồng lúa bị ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất cao do diễn biến phức tạp như đại dịch Covid-19 hay xung đột giữa Nga và Ukraine, nhưng giá gạo trên thị trường thế giới đã chưa tăng tương xứng. Năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan chiếm 20,6% tổng giao dịch thương mại toàn cầu.
Theo nhận định của các chuyên gia VNDIRECT, 3 doanh nghiệp niêm yết là LTG, TAR, PAN với tỷ trọng xuất khẩu gạo lớn sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng tăng của giá gạo.
Các chuyên gia VNDIRECT cho rằng LTG sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ xuất khẩu gạo nhờ là một trong những nhà phân phối gạo đến cả hai thị trường trọng yếu trong thời điểm này là châu Âu và Trung Quốc. Với định hướng phát triển tập trung vào mảng lương thực, tỷ trọng doanh thu của mảng gạo đạt 39% trong năm 2021 (2020: 28%) và 57% trong 6 tháng năm 2022. Mặc dù biên lợi nhuận gộp của mảng thấp (2-3%), song điều này sẽ được cải thiện nhờ giá gạo xuất khẩu tăng. VNDIRECT kì vọng sản lượng gạo xuất khẩu tăng sẽ kéo theo những hợp đồng với người nông dân và mở rộng vùng nguyên liệu. Từ đó sẽ thúc đẩy doanh thu của mảng thuốc bảo vệ thực vật cũng như mảng giống cây trồng của LTG.
Với TAR, VNDIRECT cho rằng TAR sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc giảm sản lượng và Ấn độ hạn chế xuất khẩu do hạn hán. Kinh doanh gạo là lĩnh vực chủ yếu của TAR với tỷ trọng xuất khẩu chiếm gần 15% tổng doanh thu. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo chính của DN này với tỷ trọng lên đến 27% doanh thu xuất khẩu. Vì vậy, VNDIRECT kì vọng Trung Quốc sẽ gia tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam sẽ là động lực giúp TAR tăng sản lượng xuất khẩu. Hơn nữa, việc giá gạo xuất khẩu được kì vọng tăng sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp vào thị trường này, nơi vốn được coi là có biên lợi nhuận thấp so với thị trường châu Âu.
Còn với PAN, VNDIRECT cho rằng PAN sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc châu Âu giảm sản lượng và Ấn độ hạn chế xuất khẩu do hạn hán. Hiện nay, mảng nông nghiệp đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn của PAN khi đóng góp 19% vào tổng doanh thu và 39% vào tổng lợi nhuận gộp. Sản lượng sản xuất lúa gạo châu Âu giảm sẽ là yếu tố giúp thúc đẩy sản lượng xuất khẩu. Ngoài ra, việc giá xuất khẩu gạo được kì vọng tăng sẽ giúp gia tăng biên lợi nhuận gộp của mảng lúa gạo.
Được biết, giá lúa gạo trong nước hôm nay 19/9 duy trì ổn định so với hôm qua. Động thái áp thuế, tạm dừng xuất khẩu gạo tấm của Ấn Độ đang khiến thị trường gạo Việt Nam sôi động hơn.
Hiện lúa IR 504 đang được thương lái thu mua ở mức 5.400 – 5.600 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 5.600 – 5.800 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; OM 18 5.700 – 5.900 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm đi ngang sau nhiều phiên điều chỉnh tăng của tuần trước. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 đang ở mức 8.300 – 8.350 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 8.950 – 9.050 đồng/kg. Tương tự, giá mặt hàng phụ phẩm duy trì ổn định. Cụ thể, giá tấm ở mức 8.400 – 8.500 đồng/kg, giá cám khô 8.000 – 8.200 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu tăng mạnh. Hiện giá gạo 5% tấm ở mức 400-410 USD/tấn, gạo 25% tấm và 100% tấm giữ ổn định ở mức 378 USD/tấn và 383 USD/tấn.
Trong những ngày qua, động thái áp thuế và tạm dừng xuất khẩu gạo tấm của Ấn Độ đang khiến thị trường gạo thế giới biến động mạnh, trong đó có Việt Nam. Một tuần nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh.
Giá gạo xuất khẩu tăng khiến doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân với giá cao hơn, thị trường trong nước cũng sôi động hơn.
Đặc biệt, các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo tấm và gạo dài không thơm sang các thị trường châu Phi và Trung Quốc đang đứng trước nhiều cơ hội tìm kiếm thêm được khách hàng mới. Vì từ trước tới nay, gạo của Ấn Độ đang khá cạnh tranh với gạo của Việt Nam ở phân khúc thị trường này.
Thậm chí, trước diễn biến mới, nhiều doanh nghiệp gạo Việt Nam đang ngưng chào bán do dự báo giá sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.