Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều mạnh tay chi hàng trăm triệu USD để ăn mặt hàng này của Việt Nam

31/01/2022 16:42 GMT+7
Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm lần lượt 88,99% và 89,12% trong 11 tháng năm 2021.

Năm thành công đối với xuất khẩu hạt điều của Việt Nam

Năm 2021 là một năm thành công đối với xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, với lượng xuất khẩu đạt 579,8 nghìn tấn, trị giá 3,64 tỷ USD, tăng 12,6% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với năm 2020. Dự báo năm 2022, xuất khẩu hạt điều sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ thị hiếu tiêu dùng toàn cầu ngày càng ưa chuộng sản phẩm có lợi cho sức khỏe, thời gian bảo quản lâu như hạt điều.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều mạnh tay chi hàng trăm triệu USD để ăn mặt hàng này của Việt Nam - Ảnh 1.

Trị giá xuất khẩu hạt điều qua các quý giai đoạn 2019 – 2021 (ĐVT: triệu USD). Nguồn: Tổng cục Hải quan

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều mạnh tay chi hàng trăm triệu USD để ăn mặt hàng này của Việt Nam - Ảnh 2.

Năm 2021, trị giá xuất khẩu hạt điều sang tất cả các khu vực tăng so với năm 2020. Trong đó, tốc độ xuất khẩu hạt điều sang châu Phi tăng 35,2%, nhưng trị giá ở mức thấp. Tiếp theo là khu vực châu Á, tốc độ xuất khẩu tăng trưởng 24%, tỷ trọng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang khu vực châu Á tăng từ 31,11% năm 2020 lên 34,12% năm 2021. Xuất khẩu hạt điều sang châu Âu tăng 6,8%, nhưng tỷ trọng xuất khẩu giảm từ 28,51% năm 2020 xuống 26,92% năm 2021.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều mạnh tay chi hàng trăm triệu USD để ăn mặt hàng này của Việt Nam - Ảnh 3.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Năm 2021, trị giá xuất khẩu hạt điều sang nhiều thị trường chính tăng, ngoại trừ Hà Lan, Úc, Ý. Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính giảm, ngoại trừ tỷ trọng xuất khẩu tới Trung Quốc tăng từ 15,91% năm 2020 lên 16,88% năm 2021; tới Canada tăng từ 2,9% năm 2020 lên 3,07% năm 2021. 

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều mạnh tay chi hàng trăm triệu USD để ăn mặt hàng này của Việt Nam - Ảnh 4.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Năm 2021, trị giá xuất khẩu hầu hết các chủng loại hạt điều tăng, ngoại trừ hạt điều DW và SP. Tốc độ xuất khẩu hạt điều W180 tăng mạnh nhất 49,6%, tỷ trọng xuất khẩu tăng từ 3,27% năm 2020 lên 4,32% năm 2021. Tốc độ xuất khẩu hạt điều W320 tăng 13,3%, nhưng tỷ trọng xuất khẩu giảm từ 49,02% năm 2020 xuống 46,06% năm 2021.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều mạnh tay chi hàng trăm triệu USD để ăn mặt hàng này của Việt Nam - Ảnh 5.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều mạnh tay chi hàng trăm triệu USD để ăn mặt hàng này của Việt Nam

Việt Nam tiếp tục giữ vai trò là thị trường xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới

Hạt điều là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ lợi ích mang lại đối với sức khỏe con người. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm có lợi cho sức khỏe tăng mạnh. 

Theo thông tin từ https://www.mordorintelligence.com, thị trường hạt điều toàn cầu được dự báo sẽ đạt tốc độ bình quân 4,6% trong giai đoạn 2022 – 2026. Giá hạt điều trong năm 2021 ở mức thấp, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tăng. Theo CBI.EU, năm 2021 giá bán lẻ hạt điều ở châu Âu tiếp tục giảm, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong khu vực EU tăng. Trong đó, do các biện pháp giãn cách, tiêu dùng trong các phân khúc công nghiệp và dịch vụ ăn uống giảm đáng kể và có sự chuyển dịch từ ăn ở ngoài sang ăn ở nhà. Tuy nhiên, việc đóng cửa, xu hướng thực phẩm tốt cho sức khỏe và giá cả hấp dẫn đã thúc đẩy tổng lượng tiêu thụ hạt điều. 

Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu hạt điều của các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản đều tăng trưởng khả quan trong 11 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Việt Nam giữ vai trò là thị trường xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới. 

Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm lần lượt 88,99% và 89,12% trong 11 tháng năm 2021. Các loại hạt đã trở thành một thành phần chính trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc kể từ khi Chính sách Y tế Quốc gia ra đời có tên là “Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc”, nhấn mạnh đến việc tiêu thụ các loại hạt hàng ngày. Nhập khẩu hạt điều tăng cũng có thể là do chiến dịch bán sản phẩm mới “các loại hạt hàng ngày”, bao gồm hạt điều, đóng gói ăn liền của các nhà sản xuất hạt điều Trung Quốc.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều mạnh tay chi hàng trăm triệu USD để ăn mặt hàng này của Việt Nam - Ảnh 6.

Nguồn: ITC; Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ; Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Ngành điều thế giới phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua nhờ tiêu thụ hạt điều trên khắp thế giới tăng, đặc biệt ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi. 

Theo thông tin từ https://theconversation. com, thị trường hạt điều thô toàn cầu được dự báo tăng trưởng bình quân 4,27% trong giai đoạn 2020 – 2025, đạt khoảng 7 tỷ USD vào năm 2025. Đại dịch Covid-19 không ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hạt điều, nhưng tác động đến hoạt động vận chuyển và kênh phân phối. Nguồn cung hạt điều thô từ Tây Phi sang châu Á bị gián đoạn. Sự chậm trễ trong việc thu gom và vận chuyển cuối cùng dẫn đến sản lượng thấp hơn bình thường, tiếp tục làm giảm nguồn cung cấp hạt điều nhân tổng thể. 

Để đáp ứng nguyên liệu điều cho chế biến xuất khẩu ngày một tăng cao, năm nay Việt Nam sẽ vẫn phải nhập khẩu lượng lớn điều thô từ nước ngoài, đặc biệt là Ấn Độ. Theo Bộ Thương mại Ấn Độ, xuất khẩu hạt điều của nước này trong 11 tháng năm 2021 đạt 76 nghìn tấn, trị giá 427,36 triệu USD, tăng 38,8% về lượng và tăng 14,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ sang hầu hết các thị trường chính tăng. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ sang Việt Nam tăng tới 187% về lượng và tăng 173,5% về trị giá. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhân hạt điều có mã HS 080131 từ Ấn Độ. Giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Ấn Độ trong 11 tháng năm 2021 đạt mức 5.631 USD/tấn, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Ấn Độ sang một số thị trường ở mức cao, như: Nhật Bản (8.120 USD/tấn); Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (8.003 USD/ tấn); Ả rập Xê út (7.982 USD/tấn); Hoa Kỳ (7.847 USD/tấn).

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục