Cảnh báo hơn 178.000 doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường năm 2024

08/01/2024 15:10 GMT+7
Cục Quản lý đăng ký Kinh doanh Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT, vừa cho biết số doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động năm 2024 có thể lên đến hơn 178.000 doanh nghiệp, tăng hơn 3,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết dù nền kinh tế năm 2023 đã nhưng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm nay vẫn có thể tăng so với năm 2023 do gặp một số khó khăn mới cũ, đan xen.

Trước đó, theo Tổng cục Thống kê, năm 2023 và năm 2024 những rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế vĩ mô còn hiện hữu, đứt gãy chuỗi cung ứng, chiến tranh, dịch bệnh... tác động không tốt đến môi trường kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến đà phục hồi tăng trưởng của Việt Nam.

Cảnh báo hơn 178.000 doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường năm 2024- Ảnh 1.

Tổng cục Thống kê cảnh báo số doanh nghiệp tháo chạy khỏi thị trường tăng thêm trong năm 2024

Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm nay sẽ tăng 2% so với năm 2023. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, số doanh nghiệp khó khăn, rút lui khỏi thị trường sẽ tăng hơn 3,5%.

Số doanh nghiệp rút khỏi năm 2024 có thể tương đương hơn 178.000 doanh nghiệp, trong đó, có khoảng 10% số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể, thực sự chấm dứt hoạt động và rời khỏi thị trường.

Năm 2023, cả nước có 217.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 4,5% so với năm trước, tương đương 18.100 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động mỗi tháng. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,6 tỷ đồng, giảm 10,8% so với năm trước.

Ngược lại, số tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 89.100 doanh nghiệp, tăng 20,7% so với năm 2022. Trong đó, 65.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,9%; 18.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,1%. Bình quân mỗi tháng có 14.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Về tình hình trong nước, năm 2024 cũng là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Theo đó, tăng trưởng kinh tế dự báo tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực; các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế; các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy vậy, theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, khó khăn cũng như thách thức còn rất lớn, nhất là từ những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại đã kéo dài nhiều năm.

Về vấn đề kiểm soát lạm phát, Tổng cục Thống kê cho biết thành công đi kèm các chính sách kiểm soát vẫn là thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế của thế giới.

Trong đó, các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của nước ta phục hồi chậm, thiếu bền vững, tăng trưởng thấp trong khi cầu tiêu dùng yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng; lạm phát tuy đã có dấu hiệu chậm lại, nhưng một số nền kinh tế lớn được dự báo vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt điều này khiến khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam.

An Linh
Cùng chuyên mục