Chủ tịch Biwase (BWE): "Đặt mục tiêu tăng 2-3% là sang lắm rồi"
"Đặt mục tiêu doanh thu tăng 2-3% là sang lắm rồi"
Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, HoSE: BWE) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2023.
Đạ hội đã thông qua mục tiêu kinh doanh với doanh thu 3.970 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 720 tỷ đồng, lần lượt tăng 13,9% và giảm 3,6% so với thực hiện năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất thoát nước dự kiến dưới 5%, nước thương phẩm tối thiểu 186 triệu m3.
Cổ tức 2023 dự kiến chia bằng cổ phiếu tỷ lệ 14% vốn điều lệ. Vốn điều lệ của Công ty dự kiến tăng lên 2.199,3 tỷ đồng sau khi phát hành thành công.
Về phân chia lợi nhuận 2022, cổ đông đã thông qua chia cổ tức với tỷ lệ 13%.
Trả lời câu hỏi cổ đông về việc chi cổ tức 2023 bằng cổ phiếu, ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT cho biết, đây là dạng tăng vốn điều lệ nhẹ nhàng hơn nhiều, về thủ tục SSC sẽ nhanh hơn tăng vốn qua phát hành mới, cổ đông cũng có lợi vì có thêm cổ phiếu giá 10 mà thị trường giá 4x. "Năm nay trả tiền mặt thấy sai sai, chia tiền mấy bữa nhậu là hết, trong khi công ty đang ngày càng cần nhiều tiền hơn để đầu tư, thay vì phải vay ngân hàng. Đầu tư vào Nhà máy Long An vừa rồi, đến nay chúng ta chưa phải đi vay đồng nào", ông Thiền nói.
Nói về mục tiêu doanh thu 3.970 tỷ đồng, ông Thiền nói: "việc tăng lên khoảng 2-3% là sang lắm rồi, "gan" lắm rồi. Tôi tham gia HĐQT nhiều công ty cấp nước, không đơn vị nào dám nhúc nhích gì, chỉ dám tăng không đến 1%".
Đại hội cũng thông qua việc đổi tên thành Công ty CP - Tổng Công ty nước - Môi trường Bình Dương.
Biwase đã thông qua chủ trương đầu tư mua lại cổ phần của 5 doanh nghiệp khác dự kiến đạt tỷ lệ sở hữu từ 50% đến 100%. Cụ thể, mua cổ phần Công ty Cổ phần Cấp nước Long An để nâng sở hữu từ 20% đến 100% vốn điều lệ; mua cổ phần tại Cấp nước Quảng Bình với tỷ lệ sở hữu từ 20% đến 50%. Riêng lĩnh vực xử lý chất thải, Biwase hiện đang đầu tư 400ha phục vụ xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn ở xã Tân Long, huyện Phú Giáo…
Đại hội cũng nhất trí mua lại cổ phần của 5 doanh nghiệp khác dự kiến đạt tỷ lệ sở hữu từ 50% đến 100%. Cụ thể, mua cổ phần Công ty Cổ phần Cấp nước Long An để nâng sở hữu từ 20% đến 100% vốn điều lệ; mua cổ phần tại Cấp nước Quảng Bình với tỷ lệ sở hữu từ 20% đến 50%. Riêng lĩnh vực xử lý chất thải, Biwase hiện đang đầu tư 400ha phục vụ xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn ở xã Tân Long, huyện Phú Giáo…
Xử lý nước và rác thải, vấn đề xử lý, bảo vệ môi trường tăng trưởng đều đều
Tại phần thảo luận, ông Thiền cho biết, trong nhiều năm qua, tại Bình Dương những nhà đầu tư hạ tầng phát triển khá ổn định. Ví dụ về hạ tầng KCN, đô thị có Becamex, hạ tầng nước có Biwase. Trong những giai đoạn khó khăn, suy thoái như năm 2007-2008, và giai đoạn gần nhất, lĩnh vực hạ tầng kinh doanh vẫn rất yên ổn. Đặc biệt phần xử lý nước và rác thải, vấn đề xử lý, bảo vệ môi trường vẫn tăng trưởng đều đều.
Theo ông Thiền bỏ vốn đầu tư 10 năm đầu sẽ vẫn chưa có kết quả. Trong khi các Ngân hàng thương mại cho vay tối đa 10 năm, nên khi đầu tư cần phải cân đối vốn vay và tự có. Với BWE là 50-50, ưu tiên vốn tự có cao hơn, lãi suất thấp nhất có thể.
"Trước đây, BWE còn công ty nhà nước 100%, toàn bộ 80% vốn phát triển công ty là từ vốn ODA, vay 25 năm, trong đó, ngắn hạn 5 năm. Vay 3 triệu USD quy sang tiền Việt, rồi trả tiền Việt không lãi suất, không trượt giá, BWE được hai nước Đan Mạch và Hà Lan làm 2 nhà máy nước. Vừa rồi họ cũng đóng góp để ta hoàn thiện lò đốt rác ở Khánh Hoà. Còn rác Tân Long công ty đã làm đến giai đoạn cuối cùng của việc đền bù đất. BWE đã làm xong thiết kế quy hoạch phân khu chức năng. Năm nay cơ bản sẽ xong", ông Thiền nói.