Chủ tịch Tập đoàn Trí Việt (TVC) nói gì khoản đầu tư 500 tỷ vào cổ phiếu HPG?
Công ty CP tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt (HNX: TVC) vừa tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.
Năm 2021, Tài sản Trí Việt ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 956,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 546,6 tỷ đồng lần lượt tăng 211,3% và 420,1% so với năm 2020.
Về trả cổ tức năm 2021, ngày 30/3 HĐQT đã ban hành nghi quyết về việc tạm ứng cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% so cổ đông. Năm 2021, TVC đã trả cổ tức đợt 1 bằng tiền tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng)
Năm 2022, Công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 350 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 164 tỷ đồng, giảm 63% và 70% so với thực hiện năm ngoái.
Về phân chia lợi nhhuận, Trí Việt dự kiến trả cổ tức 2022 tối đa không quá 20%.
Tại Đại hội, Cổ đông cũng thông qua miễn nhiệm ông Nguyễn Tiến Sơn, ông Đỗ Đức Nam, ông Đỗ Thanh Hà - đều thành thành viên HĐQT và bãi nhiệm ông Nguyễn Phi Khanh, Thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2021-2025.
Bên cạnh đó, thông qua việc bầu bà Nguyễn Thị Đinh Hương giữ chức vụ thành viên HĐQT độc lập nhiệm ky 2022-2027.
Phiên thảo luận:
Công ty có kế hoạch gì để nhà đầu tư tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp?
- Ông Phạm Thanh Tùng: Về quản trị kinh doanh, quản trị điều hành, thứ nhất HDQT báo cáo với cổ đông về kế hoạch trong thời gian tới: HĐQT hướng tới việc củng cố, nâng cao năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp, hướng tới phát triển doanh nghiệp bền vững.
Thứ hai về chiến lược kinh doanh: HĐQT sẽ tập trung vào việc quản lý tài sản của cổ đông, vốn góp đã đầu tư vào các công ty con, đầu tư các tài sản tài chính ngắn hạn và trung hạn một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh, việc đầu tư tài sản trong tình hình vĩ mô hiện tại cũng rất khó khăn, có thể có rủi ro nhất định (sụt giá ngắn hạn). Mặc dù nhiều công ty có nền tảng tốt, hoạt động kinh doanh vẫn tăng trưởng nhưng thị giá có nhiều biến động mạnh, không lường được trong ngắn hạn, ví dụ như Thép Hòa Phát.
Việc đầu tư tài sản hiện nay chịu nhiều tác động, đặc biệt là các tác động của thế giới như cuộc xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukraine. Chúng tôi nhận định rằng, các doanh nghiệp đó trong tầm nhìn trung hạn (khoảng 3 năm) sẽ đạt được mức tăng trưởng tốt và đáp ứng được kế hoạch đề ra.
Đối với triển khai hoạt động kinh doanh: Chúng tôi không có năng lực để triển khai các hoạt động khác ngoài hoạt động đầu tư và quản trị trong lĩnh vực quản lý tài sản. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ không mạo hiểm mở rộng, đa ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, ngoại trừ khởi động lĩnh vực đào tạo.
HĐQT đã ra nghị quyết chia cổ tức 10%, với mức giá hiện nay thì sinh lời khoảng 15% và thấp hơn 1/2 giá trị sổ sách. Chúng ta nhìn nhận sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trên toàn cầu diễn ra gần đây là sự sụt giảm mạnh và sâu nhất trong 50 năm qua. Thời gian sụt giảm trong 6 tháng với giá trị giảm từ 60-70% giá trị tài sản. Thị trường chứng khoán Việt Nam được các chuyên gia tài chính đánh giá khá tốt nhưng cũng không ngoại lệ trong bức tranh chung.
Bao giờ sẽ trả cổ tức 10%?
- Ông Phạm Thanh Tùng: Việc trả cổ tức dự kiến sẽ thực hiện vào cuối quý III, đầu quý IV năm 2022.
Chúng tôi sẽ cố gắng đánh giá thị trường, cập nhật các rủi ro cho các nhà đầu tư và cũng ming muốn các nhà đâu tư hướng tới hoạt động đầu tư trung và dài hạn, song hành cùng với công ty.
Hoạt động đầu tư tài sản sẽ có những rủi ro, tuy nhiên chúng tôi nhận định thị tường sẽ có sự phục hồi trong những tháng cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023.
Trí Việt TVC đầu tư 500 tỷ đồng vào cổ phiếu HPG
Theo BCTC, tỷ trọng đầu tư tài chính mã cổ phiếu HPG khoảng 500 tỷ, thị giá cổ phiếu HPG đã giảm nhiều, công ty có kế hoạch gì không?
- Ông Phạm Thanh Tùng: HPG là doanh nghiệp dần đầu trong ngành thép cả về sản lượng, doanh thu hay lợi nhuận. Đây là một doanh nghiệp được các chuyên gia đánh giá cao. Ban lãnh đạo công ty hiểu rõ về năng lực quản trị cũng như năng lực kinh doanh của đơn vị này và kết quả là chúng ta đã thành công trong năm 2021.
Mức phân bổ vào cổ phiếu HPG hiện tại chiếm khoảng 50% doanh mục đầu tư trung hạn. Một số cổ phiếu như FPT, MWG vẫn đạt được sự tăng trưởng tốt bất chấp thị trường suy giảm. Kết quả 6 tháng đầu năm 2022, chúng tôi làm tốt hơn mặt bằng các Quỹ đầu tư.
Trong ngắn hạn, thị trường tài chính chứng khoán Việt Nam biến động và giảm đột ngột do tác động bởi xung đột giữa Nga - Ukraine và việc thay đổi chính sách các ngân hàng trung ương trên thế giới. Vì vậy, chúng tôi đã không dự báo kịp thời, chính xác được mức sụt giảm của thị trường cũng như các mã cổ phiếu đã đầu tư, một phần cũng do sự việc gần đây của Công ty CK Trí Việt làm chúng tôi phân tâm và phát sinh nhiều việc cấu trúc.
Mặc dù kế hoạch kinh doanh năm 2022 của HPG với lợi nhuận giảm khoảng 10-15% so với năm 2021, các chỉ số P/B và P/E đều thấp. Nhưng dưới góc nhìn của các nhà đầu tư dài hạn, chúng tôi vẫn tin tưởng vào doanh nghiệp - với dự án Dung Quất 2 có tỷ suất sinh lời tốt và những cơ hội phục hồi tương lai. Nếu tính lợi nhuận năm 2022, thị giá hiện tại cao hơn giá trị sổ sách HPG cuối năm 2022 một chút. Đây là mức giá góp vốn.
Tỷ trọng HPG trong danh mục tổng tài sản của Công ty tương đương tỷ trọng Công ty đầu tư vào Công ty chứng khoán TVB. Trong năm 2021, chúng tôi định hướng gia tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp, với điều kiện kinh doanh an toàn, hiệu quả.
Chúng tôi tin rằng, với điều kiện kinh doanh an toàn, hiệu quả, mức phân bổ HPG không phải là mức quá nhiều. Chúng tôi đã dạng hóa nhiều giỏ, giỏ doanh nghiệp, giỏ cổ phiếu để đựng tài sản mà tập trung vào một số doanh nghiệp tốt. Là nhà đầu tư dài hạn, chúng tôi nhận thấy HPG sẽ phát triển mạnh hơn trong tương lai và phù hợp với các nhà đầu tư lớn, có tầm nhìn trung dài hạn.
Cổ phiếu HPG trong dài hạn sẽ có mức giá như hiện tại. Mức giá trong ngắn hạn đang bị ảnh hưởng lớn bởi những yếu tố về tâm lý của các nhà đầu tư, mất cân bằng về cung - cầu và tác động mạnh bởi tình hình thế giới. Chúng tôi phân bổ tài sản dựa trên tâm thế lớn và tầm nhìn hài hơi hơn. Tài sản của Cổ đông sẽ còn lớn nữa nên chúng tôi sẽ quản trị danh mục, quản lý tài sản khác với các nhà đầu tư ngắn hạn.
Hiện tại không thấy công ty không phát triển sản phẩm nguồn vốn. Đề nghị Chủ tịch giải thích nguyên nhân?
- Ông Phạm Thanh Tùng: Thứ nhất: Hiện nay hoạt động về quản lý tài sản nguồn vốn là hoạt động được nhiều khách hàng quan tâm nhưng hoạt động không mang lại nhiều lợi ích cho Tập đoàn mà tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Xuất phát từ nguyên nhân chủ quan như khi thừa vốn nhưng chưa phát triển hoạt động kinh doanh dẫn tới chi phí quản lý, vận hành doanh nghiệp tăng, lợi nhuận giảm. Sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan như thay đổi về chính sách tài chính, lãi suất tiết kiệm thấp và đặc biệt là sự thay đổi của xu hướng thị trường.
Chính vì vậy, trên nguyên tắc nhàm bảo vệ tối đa lợi ích của Tập đoàn, cổ đông, HĐQT đã quyết định ngừng hoạt động này. Trên cương vị là Chủ tịch HĐQT, tôi cho rằng điều này là tất yếu để Tập đoàn có thể tiếp tục phát triể theo định hướng đã được đề ra.
Thứ hai, ảnh hưởng đến vấn đề thanh khoản. Trong suốt thời gian qua, Ban lãnh đạo của Tập đoàn đã cố gắng đem lại lợi ích cho khách hnàg, cổ đông và mong muốn được đồng hành cùng Quý Cổ đông trong suốt quá trình phát triển. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Ban lãnh đạo Công ty nhận thấy sự cố gắng của mình không được khách hàng ghi nhận, một số khách đã "tiên hạ thủ vi cường" với công ty khi nghe những thông tin không chính thống, không đúng sự thật về Tập đoàn, gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính và làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên.
Từ sự kiện vừa qua, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã họp và đánh giá lại định hướng phát triển, nhóm đối tượng khách hàng chiến lực của Tập đoàn trong thời gian tới.
Lượng vốn vay hiện tại chỉ khoảng 10% tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu, chiếm một tỷ trọng nhỏ và không có nhiều đóng góp trong hoạt động kinh doanh chung của Tập đoàn.
Chủ tịch nói gì về mối quan hệ với ông Đỗ Đức Nam - cựu Tổng Giám đốc TVB?
Vừa rồi, trên một số diễn đàn rất nhiều thông tin tiêu cực liên quan đến Trí Việt. Mong ông giải thích băn khoăn của Cổ đông để yên tâm hơn và gắn bó với định hướng phát triển công ty.
- Ông Phạm Thanh Tùng: Liên quan đến một số thông tin tiêu cực của Trí Việt, trong thời gian qua đã xảy ra sự việc ông Đỗ Đức Nam - Cựu Tổng giám đốc của TVB - Công ty con của TVC bị khởi tố và bắt tạm giam. Ban lãnh đạo TVC cũng như TVB đã khẳng định đây là hành vi cá nhân của ông Nam. Cá nhân tôi không có bất cứ liên quan gì tới ông Nam ngoài những hoạt động công việc ở Tập đoàn. Bản thân tôi và ông Nam cũng ở hai địa bàn khác nhau.
Trong năm 2021, do giãn cách nên chỉ có 2-3 tháng cuối năm ông Nam ra công tác Hà Nội được vài ba lần. Sự việc của ông Nam không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp, hợp tác với công ty vì cá nhân nào làm thì cá nhân đó chịu trách nhiệm.
Các cơ quan chức năng đã cảnh báo các nhà đầu tư cần thu thông tin có chọn lọc, tránh các tin giả, không chính thống gây hoang mang và hiệu ứng đám đông làm thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Bản thân tôi đã đầu tư vào Trí Việt 15 năm- Trí Việt là cả tâm huyết của tôi, tôi đã liên tục gia tăng lượng vốn góp trong 15 năm đó, cá nhân tôi cũng chờ đợi sự khởi sắc của Thị trường chứng khoán trong 15 năm. Tập đoàn còn kế hoạch tăng vốn tiếp, tài chính cá nhân của tôi cùng rất vừa phải, rất hạn chế. Khi tôi thấy mức sinh lời phù hợp mà phải thu xếp tài chính tiếp để chuẩn bị góp vốn cho tập đoàn, tôi phải có bài toán cân đối tài chính cá nhân. Mặt khác, tôi cũng mở rộng, chia sẻ các giá trị với các cổ đông khác cùng song hành.