Danh mục cổ phiếu biến động nhất hôm nay 3/4: Tâm lý bi quan bao trùm, cổ phiếu khoáng sản "lội ngược dòng"
Danh mục cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/4, chỉ số VN-Index giảm 87,99 điểm về 1.229,84 điểm, trở thành viên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong khi đó, HNX-Index giảm 17,18 điểm về 220,95 điểm.

Phiên hôm nay cũng ghi nhận thanh khoản cao đột biến. Khối lượng giao dịch tại sàn HoSE đạt hơn 1,76 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị đạt gần 40.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cả ngày hôm qua. Trong khi đó, hồi lượng giao dịch tại sàn Hà Nội lên đến 144,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 2.272 tỷ đồng.
Tính tổng 3 sàn, nhóm nhà đầu tư ngoại thi nhau thoát hàng, đưa giá trị bán ròng lên 2.700 tỷ đồng. Trong đó, khối này xả mạnh tại các mã TPB 355 tỷ đồng, FPT 339,13 tỷ đồng, VNM 311,36 tỷ đồng, VCB 267 tỷ đồng...
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư ngoại gom nhiều các mã VCG 26,11 tỷ đồng, VRE 20,7 tỷ đồng, VIX 19,3 tỷ đồng, DGC 14,15 tỷ đồng, GEX 8,54 tỷ đồng
Về mức độ ảnh hưởng, "ông lớn" VCB tác động tiêu cực nhất lên thị trường khi lấy đi gần 9 điểm của chỉ số chung. BID, VIC, CTG, VHM, TCB, FPT,... cũng đè nặng và lấy đi gần 39 điểm của chỉ số.
Dữ liệu cho thấy, top 5 cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh cao nhất phiên hôm nay là STB 90,99 triệu đơn vị, MBB 86,3 triệu đơn vị, HPG 80,7 triệu đơn vị, SHB 74,3 triệu đơn vị, VIX 71,17 triệu đơn vị.
Ngược lại, top 5 cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh thấp nhất là 100 đơn vị, bao gồm: BTT, HAS, HRC, DTT, CVT.
Ngày 03/04, Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến tất cả choáng váng với mức thuế đối ứng vượt xa dự báo. Nỗi sợ cũng nhanh chóng chiếm lấy tâm trí nhà đầu tư và đẩy các chỉ số chứng khoán giảm sâu.
Tại Việt Nam – quốc gia bị áp mức thuế tới 46% (chỉ thấp hơn Campuchia và Lào), thị trường chứng khoán vừa trải qua một ngày đen tối. Dẫn tin từ CNBC, điều khiến nhà đầu tư hoảng sợ là thuế suất được đưa ra đối với nhiều nền kinh tế là cao hơn nhiều so với dự báo trước đó. Chẳng hạn, thuế suất thuế đối ứng với Trung Quốc là 34%, đồng nghĩa hàng Trung Quốc bị áp thuế quan 54% nếu tính cả thuế quan bổ sung 20% mà ông Trump đã áp trước đó và chưa tính đến thuế quan từ nhiệm kỳ trước của ông.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ngành thủy sản - một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Mỹ, tác động của mức thuế mới là vô cùng nghiêm trọng.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC), mức thuế này được tính toán dựa trên tỷ lệ thâm hụt thương mại song phương và phản ánh nỗ lực của Mỹ trong việc tái cân bằng thương mại toàn cầu và gây áp lực lên các đối tác thương mại. Việt Nam được xác định là một trong hơn 60 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất cao hơn theo chính sách thuế quan tương hỗ...
Có thể thấy, qua các phương tiện truyền thông cho thấy thiện chí của Chính phủ ta thông qua nhiều hành động nhằm đưa cán cân thương mại Việt -Mỹ tiến tới ngày càng cân bằng hơn. Điều đó gây niềm tin cho các doanh nghiệp là thuế đối ứng, nếu có, sẽ không quá cao, chỉ xoay quanh 10%.
Danh mục cổ phiếu tăng mạnh nhất và giảm mạnh nhất
Tại thời điểm kết phiên, sắc xanh lam phủ khắp bảng điện tử với 436 mã giảm kịch biên độ, 495 mã giảm giả và chỉ vỏn vẹn 71 mã tăng điểm. Các mã giảm kịch sàn hiện diện ở hầu hết nhóm vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản, nguyên vật liệu,...
Xét về biến động giá, tại sàn HoSE ghi nhận 3 mã đóng trần bao gồm SVT, YBM, SMA. Bên cạnh đó, NAF là mã duy nhất giữ được mức tăng khá 6,33%, các mã còn lại tăng từ 1-4% như BTT, DTL, NHT, HU1, S4A,...
Ở chiều ngược lại, top phần lớn các mã giảm kịch biên độ như ASM, CTR, DBC, SAB, SAV, TCI, TDW,..
Điểm sáng trên sàn là nhóm ngành khoáng sản khi YBM của Khoáng sản công nghiệp Yên Bái khi duy trì mức giá trần +6,7% lên 16.750 đồng, khớp 0,18 triệu đơn vị và NAF khi +6,3% lên 21.000 đồng, khớp 1,22 triệu đơn vị dù có thời điểm mã này cũng đã giảm sàn.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng lùi xuống mức thấp hơn cuối phiên sáng và đi ngang, trước khi thu hẹp đôi chút đà giảm ở những phút cuối.
Tại sàn HNX, BKC KVS đóng trần. Ngoài ra, 6 mã tăng điểm bao gồm: SGC, PGT, SVN, PGN, KSV, TPP,... Các mã còn lại đứng tham chiều.
Trong khi đó, sàn Hà Nội hôm nay ghi nhận 3 mã nằm sàn là QST phiên thứ hai liên tiếp, MVB, TOT. Các mã còn lại cũng bị bán mạnh như HVT, L18, X20, PVI, LDP, TNG, IDC,..
Cú "lội ngược dòng" của cổ phiếu khoáng sản đến từ việc khoáng sản không có tại Mỹ sẽ không phải chịu thuế quan đối ứng.
Cụ thể, gồm: các mặt hàng chịu thuế tại sắc lệnh khác (50 USC 1702(b); các mặt hàng thép/nhôm và ô tô/phụ tùng ô tô đã chịu thuế theo quy định khác; các mặt hàng đồng, dược phẩm, chất bán dẫn và gỗ xẻ; tất cả các mặt hàng có thể phải chịu thuế trong tương lai; vàng thỏi; năng lượng và một số khoáng sản khác không có sẵn tại Mỹ.
Tại thời điểm đóng cửa, KSV và BKC tăng kịch trần lên 249.800 đồng và 70.900 đồng, dù khớp lần lượt nhỏ giọt chỉ 0,19 triệu và 0,17 triệu đơn vị.